Cách vệ sinh điều hòa, máy lạnh đơn giản tại nhà

👨 Phương Ngọc Nhất Hạnh
16/04/2024 5.167

Vệ sinh điều hòa là việc làm rất quan trọng, giúp đảm bảo hiệu quả hoạt động và bảo vệ sức khỏe người dùng. Dưới đây, META sẽ chia sẻ tới bạn cách vệ sinh điều hòa tại nhà cực đơn giản, dễ thực hiện. Bạn theo dõi nhé!

Bao lâu vệ sinh điều hoà 1 lần?

Với công suất hoạt động mạnh mẽ, khả năng làm mát trên diện rộng nhanh chóng, hiệu quả, điều hòa, máy lạnh trở thành thiết bị làm mát quen thuộc với nhiều gia đình Việt Nam hiện nay.

Trong quá trình hoạt động, việc lưu thông không khí sẽ làm bụi bẩn, vi khuẩn bám vào thiết bị, đặc biệt là các phần màng lọc bụi, dàn tản nhiệt và quạt gió. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, thiết bị này vô tình sẽ trở thành nơi tích tụ của bụi bẩn, nấm mốc và vi khuẩn, gây ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng. Đồng thời, điều hòa quá bẩn sẽ làm giảm hiệu suất làm hoạt động, tiêu tốn điện năng và làm ảnh hưởng tới độ bền của thiết bị. Vì thế, sau một thời gian sử dụng bạn cần vệ sinh, làm sạch điều hòa. Vậy, bao lâu vệ sinh điều hòa 1 lần?

Bao lâu vệ sinh điều hoà 1 lần?

Tùy thuộc vào môi trường sử dụng, thời gian sử dụng mà thời gian cần vệ sinh điều hòa là khác nhau. Theo lời khuyên của các chuyên gia về điện lạnh thì thời gian cần bảo dưỡng, vệ sinh điều hòa như sau:

  • Đối với hộ gia đình: Thời gian cần vệ sinh điều hòa là khoảng 3 - 4 tháng/lần nếu sử dụng thường xuyên (mở điều hòa gần như cả ngày). Nếu sử dụng ít hơn (khoảng 6 - 8 tiếng/ngày) thì khoảng 6 tháng, bạn vệ sinh điều hòa 1 lần.
  • Đối với công ty, nhà hàng: Thời gian cần làm sạch máy lạnh sử dụng trong nhà hàng, công ty là khoảng 3 tháng 1 lần. Nếu môi trường có nhiều bụi bặm, bạn cần vệ sinh điều hòa nhiều lần hơn, khoảng 1 - 2 tháng/lần.
  • Đối với các cơ sở, xí nghiệp sản xuất: Điều hòa sử dụng trong các cơ sở, xí nghiệp sản xuất cần vệ sinh 1 tháng/lần do tần suất hoạt động liên tục và môi trường có nhiều bụi bặm.

Dụng cụ cần chuẩn bị

Các dụng cụ cần chuẩn bị để vệ sinh điều hòa

Để rửa máy lạnh, vệ sinh điều hòa sạch sẽ, bạn cần chuẩn bị các dụng cụ như sau:

  • Bơm tăng áp: Đây là máy bơm nước với áp suất cao, dùng để xịt rửa các khe kim loại trên dàn nóng, dàn lạnh rất hiệu quả. Cách sử dụng bơm này rất đơn giản: Bạn chỉ cần cắm một đầu vòi vào chậu nước, đầu kia bấm nút để xịt nước bất cứ khi nào cần.
  • Túi vệ sinh điều hòa hứng nước bẩn: Bạn cần có một chiếc túi vệ sinh điều hòa có chiều dài tương đương với dàn lạnh và có thể treo cố định vào dàn lạnh để hứng nước bẩn trong quá trình xịt rửa dàn lạnh.
  • Tuốc-nơ-vít: Dùng để tháo các ốc vít trên dàn lạnh.
  • Nguồn nước sạch: Để xịt rửa, không cần thiết phải pha thêm chất tẩy rửa nếu máy không quá bụi bẩn.
  • Khăn sạch hoặc túi nilon: Dùng để ngăn không cho nước bắn vào bo mạch điện tử gây hỏng.
  • Chất tẩy rửa: Để lau chùi lớp vỏ nhựa dàn lạnh.

Cách vệ sinh điều hòa tại nhà

Điều hòa gồm có 2 bộ phận chính là dàn nóng và dàn lạnh. Vì vậy, sau khi chuẩn bị các dụng cụ trên, bạn có thể tự vệ sinh điều hoà tại nhà cho từng bộ phận theo hướng dẫn sau:

Vệ sinh dàn lạnh điều hòa

Trước khi thực hiện vệ sinh điều hòa, bạn cần ngắt nguồn điện cung cấp cho thiết bị. Sau đó, thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Bật nắp trước điều hòa theo chiều hướng lên trên.

Bước 2: Tháo cánh đảo gió bằng cách tháo chốt giữ quạt ở 2 đầu.

Tháo quạt đảo gió của dàn lạnh điều hòa

Bước 3: Tháo các tấm lọc bụi ra khỏi dàn lạnh.

Tháo các tấm lọc bụi ra khỏi dàn lạnh

Bước 4: Dùng tuốc-nơ-vít tháo các ốc bắt trên vỏ dàn lạnh để tháo phần vỏ nhựa bên ngoài ra. Lúc này, điều hòa sẽ lộ ra phần dàn trao đổi nhiệt cần vệ sinh. Bạn tiến hành đặt túi vệ sinh xung quanh toàn bộ hệ thống dàn lạnh của điều hòa để ngăn bụi bẩn, nước bẩn rơi xuống sàn. Đặc biệt, bạn cần dùng khăn khô hoặc nilon bọc lại khu vực mạch điện trên cục lạnh để hạn chế bắn nước vào làm chập, hư hỏng mạch điện.

Tháo mặt dàn lạnh và phủ túi nilon vệ sinh điều hòa

Bước 5: Bạn dùng máy bơm tăng áp xịt nước thẳng vào các khe kim loại trên dàn lạnh để loại bỏ bụi bẩn. Đồng thời, bạn cũng cần xịt rửa cánh quạt lồng sóc và quạt lồng sóc.

Dùng bơm xịt áp lực để vệ sinh dàn tản nhiệt

Bước 6: Xịt rửa các bộ phận đã tháo rời (mặt dàn lạnh, lưới lọc bụi, cánh đảo gió) dưới vòi nước sạch hoặc dùng bơm tăng áp. Nếu có nhiều bụi bẩn, bạn có thể dùng miếng bọt biển hoặc miếng lau chùi mềm kết hợp với chất tẩy rửa để làm sạch. Sau đó, bạn có thể để khô tự nhiên hoặc dùng khăn mềm, sạch lau khô.

Xịt rửa các bộ phận đã tháo rời

Bước 7: Lắp lại mặt dàn lạnh, bắt vít cố định lại vỏ máy.

Lắp lại mặt dàn lạnh, bắt vít cố định lại vỏ máy

Bước 8: Lắp lại lưới lọc bụi, cánh đảo gió vào điều hòa rồi dùng khăn mềm lau sạch mặt dàn lạnh.

Lắp lại lưới lọc bụi, cánh đảo gió vào điều hòa

Vệ sinh dàn nóng điều hòa

Sau khi đã vệ sinh xong dàn lạnh, bạn hãy tiếp tục vệ sinh dàn nóng điều hòa theo các bước sau:

Bước 1: Dùng tuốc nơ vít tháo vỏ bảo vệ dàn nóng của điều hòa.

Dùng tuốc nơ vít tháo vỏ bảo vệ dàn nóng của điều hòa

Bước 2: Dùng tuốc nơ vít để tháo các ốc bắt giữ quạt.

Dùng tuốc nơ vít để tháo các ốc bắt giữ quạt

Bước 3: Dùng vòi xịt tăng áp làm sạch bụi bẩn bám trên dàn nóng, cánh quạt.

Dùng vòi xịt tăng áp làm sạch bụi bẩn bám trên dàn nóng, cánh quạt

Bước 4: Lắp lại quạt và vỏ bảo vệ dàn nóng rồi bắt vít cố định lại vỏ máy. Sau đó, bạn hãy dùng khăn sạch, mềm lau khô lại vỏ máy.

Lắp lại quạt và vỏ bảo vệ dàn nóng rồi bắt vít cố định lại vỏ máy

Bước 5: Bật lại nguồn điện cho điều hòa và kiểm tra hoạt động của thiết bị.

Lưu ý khi vệ sinh máy lạnh điều hòa tại nhà

Khi tiến hành tự vệ sinh điều hòa tại nhà, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Luôn đảm bảo ngắt nguồn điện hoàn toàn trước khi tiến hành vệ sinh máy lạnh.
  • Cần kiểm soát lực phun nước để đảm bảo không làm hỏng hóc, cong vênh các bộ phận điều hòa.
  • Tránh tuyệt đối không để nước dính vào mạch điện.
  • Không nên dùng hóa chất tẩy rửa mạnh để làm sạch điều hòa.
  • Đối với máy điều hòa xài van, van sẽ không thể kín tuyệt đối nên bạn cần xì ở mức giới hạn. Khi kiểm tra cần chú ý tình trạng đường ống và van có bị rò rỉ không để hạn chế tình trạng quá nhiệt, gây hỏng mát dây.
  • Nếu không tự tin tự vệ sinh máy lạnh tại nhà tốt nhất bạn nên liên hệ tới trung tâm hoặc thợ vệ sinh máy lạnh uy tín, chuyên nghiệp để được hỗ trợ.

Trên đây, META.vn đã hướng dẫn bạn cách vệ sinh điều hòa tại nhà. Hy vọng những chia sẻ này sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình sử dụng thiết bị.

Đừng quên thường xuyên truy cập chuyên mục tư vấn máy lạnh của META.vn để tham khảo thêm thông tin hữu ích khác nhé. Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau!

META.vn - Mua Hàng Chính Hãng Online, Giá Tốt!

Chia sẻ bài viết
Sắp xếp theo
Xóa Gửi bình luận