Chỉ số đường trong máu và bảng chuyển đổi lượng đường trong máu

👨 Đinh Khương Đức
02/07/2024 775.525

Ngày nay, với máy đo đường huyết, bạn có thể dễ dàng theo dõi chỉ số lượng đường trong máu của mình. Tuy nhiên, tùy theo lứa tuổi, giai đoạn của bệnh, mức độ của các biến chứng... mà chỉ số đường huyết của mỗi người sẽ khác nhau.

Hiểu được mức độ chỉ số đường trong máu (chỉ số đường huyết) là chìa khóa trong việc chẩn đoán của bệnh đái tháo đường. Dưới đây là những thông tin cơ bản để bạn nắm bắt rõ hơn về các chỉ số, và cách tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa nhé.

Máy đo đường huyết là thiết bị quan trọng dành cho những người bị bệnh tiểu đường

Chỉ số đường trong máu

Hiểu được mức độ chỉ số đường trong máu (chỉ số đường huyết) là chìa khóa trong việc chẩn đoán của bệnh đái tháo đường. Dưới đây là bảng chỉ số đường huyết tiêu chuẩn của Hiệp hội Đái tháo đường Quốc tế dành cho những người mắc phải bệnh tiểu đường và không bị tiểu đường:

Mức mục tiêu theo loạiTrước bữa ăn (sau bữa ăn trước)2 giờ sau bữa ăn (sau bữa ăn)
Không bị tiểu đường4,0 - 5,9 mmol / lítdưới 7,8 mmol / lít
Bệnh tiểu đường loại 24 - 7 mmol / lítdưới 8,5 mmol / lít
Bệnh tiểu đường loại 14 - 7 mmol / lítdưới 9 mmol / lít
Bệnh tiểu đường trẻ em w / loại 14 - 8 mmol / lítdưới 10 mmol / lít

Chỉ số đường huyết của người bình thường

Đối với đa số những người khỏe mạnh, chỉ số đường huyết bình thường là như sau:

  • Đường huyết bình thường trong cơ thể khoảng 4 mmol (4 mmol/L hoặc 72 mg/dL).
  • Khi hoạt động bình thường của cơ thể phục hồi chỉ số lượng đường trong máu ở khoảng 4,4 - 6,1 mmol/L (82 - 110 mg/dL).
  • Một khoảng thời gian ngắn sau khi ăn đường huyết có thể tăng tạm thời lên đến 7,8 mmol/L (140 mg/dL).

Đối với những người mắc bệnh tiểu đường

  • Trước bữa ăn: 4 - 7 mmol/L (72 mg/dL - 128 mg/dL) cho những người bệnh có loại 1 hoặc loại 2.
  • Sau bữa ăn: dưới 9 mmol/L cho những người bệnh có loại 1 và 8.5mmol/L cho những người bệnh có loại 2.

Làm cách nào để xác định chỉ số đường huyết để chẩn đoán bệnh tiểu đường?

Các loại máy đo đường huyết chính xác, giá tốt

Có 2 cách để kiểm tra và chẩn đoán người nào đã mắc bệnh tiểu đường:

Kiểm tra chỉ số đường huyết trước khi ăn

Việc kiểm tra chỉ số đường huyết nên thực hiện vào buổi sáng và bạn cần phải nhịn ăn sáng để kiểm tra, lượng đường trong máu sẽ như sau:

  • Đối với người bình thường: 4,0 - 5,9 mmol/l (70-107 mg/dl).
  • Đối với người tiền tiểu đường hoặc suy Glucose đường huyết: 6,0 - 6,9 mmol/l (108-126 mg/dl).
  • Chẩn đoán người bệnh tiểu đường: Hơn 6,9 mmol/l (126 mg/dl).

Kiểm tra lượng đường huyết sau khi ăn 2 giờ

  • Đối với người bình thường: dưới 7,8 mmol/l (140 mg/dl).
  • Đối với người tiền tiểu đường hoặc suy dung nạp glucose: 7,9-11,1 mmol/l (141 đến 200 mg/dl).
  • Chẩn đoán người bệnh tiểu đường: Hơn 11,1 mmol/l (200 mg/dl).

Xem thêm: 15 dấu hiệu cảnh báo bạn bị bệnh tiểu đường

Bảng chuyển đổi lượng đường trong máu

Lượng đường huyết thấp, chấp nhận được hay lượng đường huyết cao được tóm tắt bằng bảng dưới đây:

Bảng chuyển đổi lượng đường trong máu

Xem thêm: Cách chọn máy đo đường huyết tại nhà

Trên đây là những kiến thức cơ bản về chỉ số đường huyết, bảng chuyển đổi lượng đường trong máu cũng như các cách để kiểm tra xem bạn có đang bị mắc bệnh tiểu đường hay không. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn và bạn hãy ghé META.vn thường xuyên để xem thêm nhiều kiến thức về máy thử tiểu đường khác nhé.

Nếu có nhu cầu tìm hiểu và sử dụng máy đo đường huyết, bạn vui lòng truy cập META.vn để đặt mua sản phẩm hoặc liên hệ theo số hotline dưới đây để được hỗ trợ nhanh nhất. META cam kết Hàng chính hãng, Uy tín lâu năm, Dịch vụ Giao hàng & Bảo hành trên toàn quốc.

Tại Hà Nội:
56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy
Điện thoại: 024.3568.6969
Tại TP. HCM:
716-718 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10
Điện thoại: 028.3833.6666

META.vn - Mua Hàng Chính Hãng Online, Giá Tốt!

Chia sẻ bài viết
25 Bình luận
Sắp xếp theo
Xóa Gửi bình luận
  • Huỳnh Anh Dũng
    Huỳnh Anh Dũng Hướng dẫn rất rõ ràng ,dễ hiểu, xin cám ơn Bác Sĩ
    Thích Phản hồi 23/08/20
    • Meta Chào Anh Dũng, 
      Cảm ơn Anh đã quan tâm tới bài viết tại META!
      Thích Phản hồi 23/08/20
  • Nguyễn Thị Kiều Oanh
    Nguyễn Thị Kiều Oanh Hướng dẫn rõ ràng, dễ hiểu, thuyết phục rất cám ơn bác sĩ
    Thích Phản hồi 12/01/20
    • META
      META Chào chị Oanh,
      Cảm ơn Chị đã nhận xét, đánh giá về dịch vụ chăm sóc khách hàng của META. 
      Thích Phản hồi 12/01/20
  • Thanh Pham
    Thanh Pham Bố mình sau khi ăn đo đường huyết là 22.3 vậy có bị tiểu đường hay không
    Thích Phản hồi 19/11/19
    • Smile
      Smile Chào bác sĩ, e có thai được 21 tuần, đi kiểm tra lượng đường trước ăn là 80, sau 1 tiếng uống nước ngọt là 171, sau 2 tiếng là 165. Bác sĩ nói 2 chỉ số đầu ok, nhưng chỉ số thứ 3 thì cao, do e ở nước ngoài nên không hiểu hết tiếng, bác sĩ cho e hỏi e có bị tiểu đường thai kỳ không ạ? E cảm ơn ạ
      Thích Phản hồi 24/09/19
      • Nguyễnluyen
        Nguyễnluyen cho tôi hỏi. mua thuốc đông y chữa bệnh tiểu đường trên mạng uống có được ko. mà hãng nào có uy tín. vì trên mạng quảng cáo nhiều hãng quá nên tôi bị rối nhờ BS tư vấn
        Thích Phản hồi 06/09/19
        • META
          META Chào anh/chị,
          Mỗi loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường sẽ có hàm lượng khác nhau. Anh/Chị nên đi thăm khám bác sĩ để được kê đơn thuốc cho phù hợp nhé. 
          Thích Phản hồi 06/09/19
      • Tuyetnguyen
        Tuyetnguyen Thưa BS tôi năm nay 70 tuổi Bs đo đường huyết tôi 175mg/dl tương đương với 9.6 sau đo tô ăn kiêng đường từ từ hạ xuống và có những tháng đường hạ thấp chỉ con 77 tương đương 4.2. Sau 2 năm tôi ăn uống bình thường ,Bs ngưng khg cho uống thuốc tiểu đường đã 2 năm , tháng trước tôi đo chỉ số đường là 114 tương đương 6.4 vậy tôi đã mắc bệnh tiểu đường chưa . Tháng nà tôi đo lạ vào sáng sớm chưa ăn đột biến lên đến 2.47 tương đương 13.*** Vậy bây giờ tôi phải ăn kiêng làm sao , xin BS cho tôi lời khuyên, cám ơn BS
        Thích Phản hồi 25/08/19
        • META
          META Chào Bác,
          Với trường hợp của Bác do chỉ số đường huyết thay đổi liên tục và không ổn định bác vẫn cần ăn ít tinh bột hơn và cần thăm khám bác sĩ thường xuyên để được bác sĩ tư vấn thêm nhé. 
          Thích Phản hồi 25/08/19
      • Thúy
        Thúy Dạ thưa bác sĩ. Ba con có lượng đường 16.0 trong máu. Như vậy có gì nghiêm trọng không thưa bác sĩ. Con cần làm gì để giảm lượng huyết trong máu?
        Thích Phản hồi 10/08/19
        • META
          META Chào Bác, 
          Trường hợp của bác nên đi thăm khám để được bác sĩ tư vấn để có phương pháp điều trị hợp lý nhé. 
          Thích Phản hồi 10/08/19
      • Thúy
        Thúy Dạ chào BS. Ba con đi khám thì lượng đường trong máu là 160. Như vậy có quá cao và có gì nghiêm trọng không thưa Bs. Dạo gần trước Ba hay có nói mắt hơi kém rồi có đi tiểu nhiều.
        Thích Phản hồi 10/08/19
        • Anh Tuyết
          Anh Tuyết Tôi năm nay 70 tuồi, trước đây 1 năm chỉ số đường la 177mg/dl, BS cho tôi uống thuốc tiể đường và tôi ăn ít cơm và kiêng các chất ngọt thì đo lại đường hạ thấp (93mg/dl) nên BS không cho uống thuốc tiểu đường nữa được 1 nàm nay, trong 1 năm tôi ăn uống bình thường và hiện giờ tôi đo lại đường huyết thì chỉ số lên là 165 mg/dl . Vậy tôi có bị tiẻu đường không thưa Bs
          Thích Phản hồi 08/08/19
          • META
            META Chào Bác,
            Trường hợp của Bác do không dùng thuốc nữa nên đường huyết lại bắt đầu tăng lên. Vì thế bác cần đi kiểm tra lại đường huyết để được các bác sĩ tư vấn thêm ạ. 
            Thích Phản hồi 08/08/19
        • Chien
          Chien Tôi khám ơ đại học y chỉ số glucose lúc đói là 6.1 vậy có sao không
          Thích Phản hồi 26/07/19
          • Meta Chào Anh Chiến,
            Anh đã đi khám ở bệnh viện Đại Học Y thì bác sĩ chuyên khoa đã kết luận, Anh xem lại kết quả hoặc đến bệnh viện chuyên kho để làm xét nghiệm đường chuyên sâu nhé!
            Thích Phản hồi 26/07/19