Cấu tạo máy tính để bàn và laptop như thế nào? META mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để nắm rõ hơn nhé!
Cấu tạo máy tính để bàn
Cấu tạo tổng thể của máy tính để bàn
Máy tính để bàn gồm có những bộ phận như sau: Màn hình, cây máy tính, bàn phím, chuột.
Cấu tạo bên trong của thùng máy CPU (cây máy tính)
Thùng máy tính được trang bị các lỗ thông hơi để tản nhiệt với các vị trí để gắn dây cáp, một số máy còn có thêm bộ đèn phát sáng. Cấu tạo của máy tính để bàn gồm có sáu bộ phận chính đó là: Bo mạch chủ, chip xử lý trung tâm, bộ nhớ RAM, card màn hình, ổ cứng, nguồn. Mỗi bộ phận sẽ đảm nhiệm những chức năng khác nhau để cấu thành một chiếc máy tính để bàn hoàn chỉnh. Cụ thể, những bộ phận của máy tính có chức năng như sau:
Lưu ý: Một số loại máy tính được tích hợp cây máy tính ngay sau màn hình như tivi.
- Bo mạch chủ (Mainboard): Đây là nơi để kết nối toàn bộ những linh kiện phần cứng của máy tính để bàn gồm CPU, RAM, ổ đĩa cứng, card VGA... Bo mạch chủ có chức năng chính là dùng để điều khiển tốc độ và luồng dữ liệu của các thiết bị ngoại vi, đồng thời nó còn là nơi cung cấp điện áp lên các linh kiện phần cứng giúp máy tính hoạt động.
- Bộ vi xử lý (CPU): Đây là chip xử lý trung tâm được coi như bộ não của hệ thống máy tính dùng để xử lý mọi thông tin và hành động. Nói theo cách dễ hiểu hơn, bộ CPU sẽ xử lý mọi dữ liệu, thông tin và hành động trước khi nó hiển thị lên màn hình của máy tính và thực hiện ra bên ngoài. Đặc biệt, độ mạnh - yếu của CPU sẽ phụ thuộc vào nhân (core) và số luồng (threads), đơn vị GHz. Nếu những hệ số này càng cao thì tốc độ xử lý của CPU sẽ càng nhanh.
- Bộ nhớ RAM: RAM cũng là bộ phận có sức ảnh hưởng lớn đến hiệu năng của máy tính. Đây là nơi khiến mọi dữ liệu biến mất khi người dùng khởi động lại máy tính. Bạn có thể hiểu đơn giản rằng, RAM có vai trò chia sẻ một phần công việc cho CPU, tất cả dữ liệu hoạt động mà người dùng thực hiện sẽ được RAM ghi nhớ. Sau đó, RAM sẽ đẩy hết các dữ liệu đó cho CPU hoạt động. Dung lượng của RAM càng lớn sẽ đồng nghĩa với tốc độ xử lý càng nhanh chóng.
- Card màn hình: Bộ phận này có nhiệm vụ xử lý hình ảnh, video rồi xuất lên trên màn hình. Card màn hình VGA có hai loại là kết nối vào khe cắm PCI-EX và tích hợp sẵn trên CPU. Loại VGA rời sẽ được dùng cho những công việc đòi hỏi đồ họa cao, còn loại VGA tích hợp sẵn chỉ có thể thực hiện với những công việc nhẹ nhàng, ít dùng đồ họa.
- Ổ cứng: Đây là nơi quan trọng được dùng để lưu trữ dữ liệu. Ổ cứng có nhiệm vụ lưu hệ điều hành, các phần mềm cũng như ứng dụng trên máy tính. Hiện nay có hai loại ổ cứng là HDD và SSD.
- Nguồn: Nghe thì có vẻ đơn giản và không có tác dụng gì nhưng nguồn lại mang một trọng trách quan trọng nhất trong máy tính để bàn. Đây chính là bộ phận chịu trách nhiệm cung cấp điện áp, công suất cho máy tính. Nguồn sẽ cung cấp đầy đủ điện áp ổn định cho toàn thiết bị máy tính để bàn hoạt động.
Ngoài ra, máy tính để bàn còn có những bộ phận, phụ kiện đi kèm khác để thực hiện các thao tác như chuột, bàn phím, màn hình... Chúng đóng vai trò khá quan trọng để cấu thành nên một chiếc máy tính để bàn hoàn chỉnh.
Cấu tạo của laptop, máy tính xách tay
Cấu tạo bên ngoài của laptop
Dù laptop, máy tính xách tay được thiết kế bên ngoài theo nhiều kiểu dáng khác nhau nhưng đa số chúng đều có những bộ phận như sau:
- Phần vỏ: Thường được làm bằng chất liệu cao cấp là kim loại hoặc nhựa.
- Bàn phím: Đây là nơi để người dùng gõ và nhập dữ liệu, thông tin để giao tiếp với máy tính.
- Pin: Có nhiều loại pin khác nhau thường được phân loại theo số lượng cell pin như 3 cell, 4 cell, 5 cell... Trong đó, chúng lại được cấu tạo từ: Bo mạch (là nơi chứa thông tin cho phép máy tính nhận dạng chính xác loại pin), cell pin (là các viên pin lưu trữ điện cho pin laptop), vỏ pin (là bộ phận ở bên ngoài để gắn kết và bảo vệ chặt chẽ nhằm tạo thành khối hoàn chỉnh cho pin laptop).
- Màn hình: Bộ phận này giúp máy tính xách tay của bạn hiển thị các thông tin, hình ảnh... một cách rõ nét nhất. Đây được xem là “cầu” để kết nối giữa máy tính với con người. Hiện nay có khá nhiều loại màn hình từ 10 - 17 inch, cho phép người dùng thoải mái lựa chọn sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng.
- Touchpad: Đây là thiết bị được gắn cố định với laptop với nhiệm vụ điều khiển và giao tiếp với người dùng. Bộ phận này tùy thuộc vào từng nhà sản xuất sẽ có cấu tạo khác nhau.
- Sạc: Đây là bộ phận khá quan trọng với một chiếc laptop. Nếu không có sạc, máy tính xách tay khi hết pin sẽ không thể sử dụng được, kể cả khi đã lắp pin.
- Chuột: Đây là thiết bị ngoại vi giúp hỗ trợ cho Touchpad.
- Cổng kết nối: Bộ phận này là khu vực kết nối giữa laptop với các thiết bị ngoại vi như tai nghe, chuột, USB...
Cấu tạo bên trong laptop, máy tính xách tay
Cấu tạo bên trong của laptop khá phức tạp và khó tìm hiểu hơn các bộ phận bên ngoài bởi người dùng không thể cảm nhận trực tiếp và trải nghiệm nếu như không tháo laptop ra. Nhìn chung, cấu tạo bên trong laptop gồm có:
- Mainboard (bo mạch chủ, main máy tính...): Đây là một bản mạch chính được lắp đặt ở trung tâm của laptop với nhiệm vụ là phân phối, kết nối và truyền tải cho tất cả những bộ phận phần cứng khác như CPU, chipset, socket...
- CPU: Đây là chữ viết tắt của Central Processing Unit (hay còn được gọi là bộ xử lý trung tâm), nó có vai trò khá quan trọng, giống như bộ não của một chiếc laptop. CPU giúp điều khiển mọi thông tin, thao tác, dữ liệu, từ đó nó sẽ tính toán kỹ lưỡng và đưa ra lệnh điều khiển mọi hoạt động của máy tính xách tay.
- RAM: Đây là một loại bộ nhớ có khả năng truy xuất đọc - ghi ngẫu nhiên đến bất kỳ một vị trí nào trong bộ nhớ dựa theo địa chỉ ô nhớ. Tuy nhiên, những thông tin được lưu trên RAM cũng chỉ là tạm thời nên chúng sẽ có thể mất đi khi nguồn điện cung cấp bị mất.
- Ổ cứng (HDD): Ổ cứng là bộ phận có nhiệm vụ lưu trữ dữ liệu của người dùng cũng như hệ điều hành windows. Ổ cứng được chia thành 2 loại, là ổ HDD và ổ SSD. Ổ cứng HDD là thiết bị dùng để lưu trữ dữ liệu trên bề mặt các tấm đĩa hình tròn phủ vật từ tính. Ổ cứng SSD (hay còn được gọi là ổ cứng thể rắn) là loại ổ cứng dùng công nghệ lưu trữ từ chip flash với cấu tạo từ nhiều chip nhớ Non-volatile memory chip thay vì công nghệ lưu trữ bằng cơ học đang được ứng dụng trên ổ cứng HDD. Hiện tại, tùy từng dòng, mà laptop sẽ được trang bị ổ cứng HDD hoặc SSD.
- Card đồ họa: Card đồ họa hay còn được gọi là card màn hình) là một thiết bị chuyên xử lý những thông tin về hình ảnh trong máy tính như màu sắc, chi tiết độ phân giải, độ tương phản của hình ảnh. Hiện nay, tùy vào từng dòng laptop sẽ được trang bị card đồ họa khác nhau để phục vụ cho mọi công việc như học tập, làm việc về thiết kế đồ họa, gaming... Nếu bạn có nhu cầu thì có thể nâng cấp thêm card đồ họa rời cho máy tính của mình.
Trên đây là một số thông tin về cấu tạo máy tính mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi!
Nếu có nhu cầu đặt mua laptop, máy tính xách tay hay các sản phẩm máy tính để bàn, bạn hãy truy cập website META.vn hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua hotline dưới đây để được tư vấn và hỗ trợ mua hàng nhanh chóng. META cam kết Hàng chính hãng, Uy tín lâu năm, Dịch vụ Giao hàng & Bảo hành trên toàn quốc.
Tại Hà Nội:
56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy
Tại TP. HCM:
716-718 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10
Đừng quên truy cập website META.vn để tham khảo thêm nhiều thông tin về tư vấn thiết bị số bạn nhé!
META.vn - Mua Hàng Chính Hãng Online, Giá Tốt!