Mặc dù là thiết bị quá quen thuộc với cuộc sống hằng ngày, thế nhưng không phải ai cũng biết đèn LED là gì. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cấu tạo, nguyên lý hoạt động cũng như công dụng của đèn LED bạn nhé.
Đèn LED trong tiếng anh là Light Emitting Diode có nghĩa là đi-ốt phát quang hoặc đi-ốt phát sáng. Đây chính là thiết bị chiếu sáng bán dẫn bằng đi-ốt phát quang. Bản chất của loại đèn này là một đi-ốt kết hợp giữa 2 khối bán dẫn gồm 1 khối bán dẫn loại P và 1 khối bán dẫn loại N. Trong đó, kênh N chứa điện tử điện tích âm còn kênh P chứa lỗ trống điện tích dương.
Nhờ có tuổi thọ cao cùng khả năng chiếu sáng ấn tượng mà ngày này đèn LED được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực như sản xuất, y tế, trang trí, quảng cáo, các ngành công nghiệp, nông nghiệp...
Dưới đây là công dụng của đèn LED:
Sở dĩ đèn LED được tin dùng là bởi các lý do sau:
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dòng đèn LED, mỗi dòng đèn có thể sẽ có sự khác nhau trong cấu tạo, thiết kế. Vậy nhưng nhìn chung một chiếc đèn LED sẽ có các bộ phận cơ bản như sau:
Vỏ: Vỏ đèn LED thường được làm từ các chất liệu cao cấp, bền bỉ, có độ chống thấm nước tốt và khả năng tỏa nhiệt nhanh chóng.
Phần tử phát sáng LED (hay đi-ốt bức xạ): Bản chất bộ phận này là một đi-ốt. Nó có chứa chip bán dẫn có pha tạp chất để tạo thành tiếp giáp P - N. Trong đó, kênh P chứa lỗ trống có điện tử dương còn kênh N chứa điện tử điện tích âm.
Mạch in của đèn: Mạch in là một trong những bộ phận quan trọng của đèn LED, thường được làm từ nhôm hoặc gốm (với dòng đèn LED công suất trung bình và lớn).
Bộ nguồn: Bộ phận này có nhiệm vụ cấp dòng điện phù hợp, ổn định với từng loại đèn LED.
Bộ phận tản nhiệt: Bộ phận này có nhiệm vụ đưa tinh thể phát sáng xuống nhiệt độ thấp nhanh nhất, từ đó giúp tuổi thọ và hiệu suất phát sáng của đèn được đảm bảo.
Đèn LED hoạt động dựa vào công nghệ bán dẫn. Như chúng ta đã biết, đèn LED có cấu tạo gồm 1 khối bán dẫn trung tâm với 2 cực P và N. Trong đó, cực P chứa nhiều lỗ trống mang điện tích dương sẽ kết hợp với cực N (chứa các điện tích âm). Dòng điện từ nguồn sẽ bị thu hút bởi mặt tiếp giáp P-N, từ đó tiến lại gần nhau và tạo thành các nguyên tử trung hòa.
Chính quá trình này sẽ làm tạo ra các bức xạ điện từ rồi giải phóng năng lượng và giúp bóng đèn phát sáng.
Mong rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp bạn biết được đèn LED là gì, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và công dụng của đèn LED như thế nào.
Nếu có nhu cầu mua các sản phẩm đèn LED gắn tường, đèn LED đánh cá, đèn pha LED, bạn nhớ tham khảo và đặt hàng tại website META.vn hoặc liên hệ với chúng tôi theo số hotline bên dưới nhé.
META cam kết Hàng chính hãng, Uy tín lâu năm, Dịch vụ Giao hàng & Bảo hành trên toàn quốc.
Đừng quên thường xuyên truy cập chuyên mục nhà cửa & đời sống của META để cập nhật nhiều thông tin hữu ích bạn nhé.