Từ xa xưa, chim trĩ luôn được coi là một loài chim quý nhờ độ hiếm, giá trị dinh dưỡng cũng như giá trị kinh tế cao. Dù vậy, việc nhân giống và chăm sóc chim trĩ đến nay vẫn là bài toán khó cho rất nhiều hộ chăn nuôi. Để thực hiện chăn nuôi chim trĩ thành công, chúng ta cần chuẩn bị sẵn sàng những kiến thức chuẩn nhất, bắt đầu từ việc nhân giống. Trong bài viết này, META sẽ cùng các bạn tìm hiểu trứng chim trĩ ấp bao nhiêu ngày thì nở và cách ấp trứng chim trĩ bằng máy hiệu quả nhất nhé!
Trong tự nhiên, chim trĩ mái thường đẻ trứng vào tổ chim khác, vì vậy, chim trĩ không tự ấp trứng mà việc này đều do các loài chim khác thực hiện thay. Vậy chúng ta có thể tự ấp trứng chim trĩ được không? Câu trả lời là CÓ!
Hiện nay, để nhân giống chim trĩ, người nuôi thường sử dụng máy ấp trứng để kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm tốt hơn, xử lý được thời gian trứng nở,... giúp tỷ lệ nở tăng cao hơn so với ấp trứng tự nhiên (dùng gà hoặc các loài chim mái khác ấp trứng thay).
Xem thêm: Tìm hiểu cấu tạo và sơ đồ nguyên lý của máy ấp trứng
Theo nhiều công trình nghiên cứu về quá trình nhân giống chim trĩ thì thời gian trứng chim trĩ nở chuẩn nhất là 22 ngày (có thể dao động trong khoảng từ 21 - 23 ngày). Trước 21 ngày là nở sớm, sau 23 ngày là nở muộn.
Xem thêm: Trứng ngỗng ấp bao nhiêu ngày thì nở? Cách ấp trứng ngỗng bằng máy cho tỉ lệ nở cao
Vì chim trĩ không tự ấp trứng, việc sử dụng gà hoặc các loài chim mái khác ấp trứng thay cho tỷ lệ nở không cao, nên rất nhiều người chăm nuôi chim trĩ đã lựa chọn ấp trứng chim trĩ bằng máy vì những lợi ích vượt trội sau:
Tỷ lệ nở cao
Trong khi chúng ta sử dụng cách ấp trứng hộ tự nhiên tỷ lệ trứng nở chỉ đạt khoảng 40 - 55%, thì sử dụng máy ấp trứng, tỷ lệ trứng chim trĩ nở sẽ cao hơn, trong khoảng từ 85 - 95% (với điều kiện bạn thực hiện chính xác toàn bộ quy trình ấp trứng).
Đa năng
Thông thường, các máy ấp trứng đều có khả năng tự điều chỉnh nhiệt độ nên không chỉ có thể ấp trứng chim trĩ mà còn ấp được nhiều loại trứng khác nhau. Thậm chí với những loại trứng cần nhiệt độ ấp tương đương bạn hoàn toàn có thể ấp chung chúng cùng nhau mà vẫn đảm bảo chất lượng và tỷ lệ trứng nở.
Đảm bảo được độ ẩm cho trứng
Khi thực hiện ấp trứng chim trĩ bằng máy, chúng ta có thể điều chỉnh được độ ẩm trong toàn bộ quá trình thực hiện, đảm bảo trứng không bị thiếu ẩm. Với trường hợp trứng bị thiếu ẩm, máy sẽ thông báo để chúng ta kịp thời xịt ẩm hoặc tăng ẩm cho trứng.
Chức năng đảo trứng tự động
Hiện nay hầu hết các dòng máy ấp trứng đều được trang bị chức năng đảo trứng tự động, giúp người dùng không phải thực hiện đảo trứng bằng tay, đem lại sự tiện lợi và hiệu quả cao hơn rất nhiều so với việc thực hiện thủ công.
Chức năng ấp đa kỳ
Với một số dòng máy ấp trứng cao cấp, người dùng có thể ấp trứng liên tục (đa kỳ) mà không cần phải chờ ấp xong mẻ trứng trước đó.
Thay đổi nhiệt độ để xử lý tình trạng nở sớm - nở muộn
Khi ấp trứng bằng máy, bạn hoàn toàn có thể xử lý tình trạng trứng chim trĩ nở sớm - nở muộn bằng cách giảm hoặc tăng nhiệt độ ấp.
Tận dụng kiếm thêm thu nhập
Khi sử dụng máy ấp trứng, bạn có thể thực hiện kiếm thêm thu nhập bằng cách tận dụng cho người khác ấp nhờ hoặc nhận ấp thuê khi không dùng hết 100% công suất máy. Tuy giá ấp thuê khá rẻ nhưng bù lại bạn không phải bỏ ra quá nhiều công sức mà đã có thêm thu nhập.
Xem thêm: Tư vấn: Máy ấp trứng mini tự đảo loại nào tốt, nên mua nhất?
Để đảm bảo hiệu quả khi ấp trứng chim trĩ bằng máy, mời bạn tham khảo ngay quy trình ấp trứng chim trĩ chuẩn sau của META nhé!
Bước đầu tiên cần thực hiện trước khi ấp trứng chim trĩ là chọn trứng. Đây là bước cực kỳ quan trọng để đảm bảo chất lượng con giống, cụ thể:
Chọn trứng dựa vào ngoại hình
Chọn chứng chim trĩ bằng đèn soi
Sau khi chọn lọc sơ bộ bằng cách kiểm tra ngoại hình trứng, chúng ta nên thực hiện soi đèn để kiểm tra và loại bỏ các trứng có biểu hiện sau:
Sau khi được phân loại và lựa chọn kỹ càng, những trứng đạt tiêu chuẩn cần được đưa đi bảo quản với các yêu cầu sau:
Địa điểm bảo quản
Nơi bảo quản trứng cần phải kín, tối, không được có ánh sáng lọt vào.
Cách xếp trứng chim trĩ khi bảo quản
Về nhiệt độ bảo quản
Về độ ẩm bảo quản
Độ ẩm thích hợp nhất để bảo quản trứng là khoảng 75%.
Lưu ý: Trước khi đưa trứng ra khỏi phòng bảo quản vào máy ấp, trứng cần được làm ấm trở lại bằng cách xếp lên giá ở phòng ấp khoảng 6 đến 10 giờ trước khi xếp vào máy tránh hỏng trứng do chênh lệch nhiệt độ.
Tiếp theo, trước khi bắt đầu ấp trứng, chúng ta còn cần đưa trứng đi khử trùng bằng cách xông formol, thuốc tím diệt vi khuẩn để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn tồn tại trên vỏ trứng cũng như bên trong máy ấp. Nếu bỏ qua bước này, vi khuẩn còn tồn tại có thể xâm nhập vào trứng gây chết phôi, tăng tỷ lệ trứng thối, hỏng. Không chỉ vậy, lượng Amoniac (NH3), H2S tăng cao gây ngộ độc hàng loạt trứng đang để trong máy ấp.
Cách xông trứng như sau:
Xếp trứng chim trĩ vào khay rồi đặt trong một khoang kín có cửa hoặc trong tủ ấp, 1m3 buồng xông cần 17,5g thuốc tím (đổ trước vào khay nhỏ đường kính khoảng 30cm), sau đó đong tiếp 35ml formol và 35ml nước đổ vào khay có sẵn thuốc tím rồi đóng cửa xông trong 30 phút.
Chuẩn bị máy ấp trứng
Trước khi cho trứng vào máy ấp trứng, chúng ta cần kiểm tra kỹ từng bộ phận để tránh trường hợp máy hư hỏng khi đang vận hành. Sau đó thực hiện vệ sinh máy bằng cách dùng Benkocid lau các khung máy khô, rồi xông khử trùng bằng thuốc tím và formol giống như cách xông trứng phía trên (lưu ý có thể vừa xông trứng vừa khử trùng máy đối với máy ấp đơn kỳ, sau đó cần mở cửa một khoảng thời gian để khí formol bay hết rồi mới tiến hành ấp trứng).
Bật máy trước khi xếp trứng từ 2 đến 4 giờ để giúp thiết bị đạt nhiệt độ yêu cầu (thời gian ấp được tính từ khi máy đạt nhiệt độ cần thiết).
Cách xếp trứng
Điều chỉnh nhiệt độ trong máy ấp trứng
Đối với máy ấp đơn kỳ, nhiệt độ sẽ thay đổi qua 3 giai đoạn như sau:
Ngày ấp | Nhiệt độ máy |
Giai đoạn 1: Từ 1 đến 7 ngày | 37,8 độ C |
Giai đoạn 2: Từ 8 đến 19 ngày | 37,6 độ C |
Giai đoạn 3: Từ 20 đến 23 ngày | 37,2 độ C |
Đối với máy ấp đa kỳ, do trong máy có nhiều lô trứng ấp với thời gian được đưa vào máy khác nhau, vì vậy chúng ta cần sử dụng chế độ nhiệt mà tất cả các lô trứng có thể chấp nhận được và phải có máy nở riêng. Các giai đoạn chỉnh nhiệt độ như sau:
Giai đoạn | Nhiệt độ |
Lô trứng đầu tiên: Từ 1 đến 15 ngày | 37,8 độ C |
Những ngày tiếp theo | 37,6 độ C |
Lô trứng đạt 19 ngày chuyển sang máy nở (khoảng 20 - 23 ngày) | 37,2 độ C |
Chim bắt đầu nở | 35 độ C |
Điều chỉnh độ ẩm trong máy ấp trứng
Bên cạnh nhiệt độ, độ ẩm trong quá trình ấp trứng cũng rất cần được lưu ý bởi nếu độ ẩm quá cao, chim con nở ra sẽ nặng bụng, trong bỏ dính đầy chất nhớt làm giảm chất lượng con giống. Nếu độ ẩm quá thấp, lông chim non dính vào vỏ (sát vỏ) và chết ngạt; những con có thể nở thì lông không bông, khối lượng thấp, dễ bị tật ở chân, cổ hoặc mỏ. Khi độ ẩm thích hợp, chim non nở ra sẽ có khối lượng khoảng 60 - 61% khối lượng trứng.
Độ ẩm thích hợp với máy ấp đơn kỳ:
Ngày ấp | Độ ẩm |
Từ 1 đến 5 ngày | 60 - 61% |
Từ 6 đến 11 ngày | 55 - 57% |
Từ 12 đến 18 ngày | 50 - 53% |
Ngày thứ 19 | 60% |
Từ 20 đến 23 ngày | 70 - 75% |
Độ ẩm thích hợp với máy ấp đa kỳ:
Loại máy | Thời gian | Độ ẩm |
Máy ấp | Đợt trứng đầu tiên từ 1 đến 7 ngày | 58 - 60% |
Thời gian độ ẩm ổn định | 55 - 57% | |
Máy nở | 20 ngày | 60% |
30 ngày | 70 - 75% |
Lưu ý:
Cách đảo trứng
Ngoài ra trong quá trình ấp trứng chúng ta cùng cần đảo trứng để cải thiện quá trình trao đổi chất, điều hòa nhiệt độ, độ ẩm và không khí tại mọi vị trí của trứng, giúp phôi phát triển tốt nhất, đặc biệt ở giai đoạn đầu và giữa. Ngược lại, nếu 6 ngày đầu không đảo trứng, phôi có thể dính vào vỏ, dừng phát triển và chết. Sau 13 ngày nếu không được đảo, túi niệu khép kín, albumin không vào được bên trong túi niệu khiến tỷ lệ phôi chết hoặc bị dị hình ở mắt, mỏ đầu cao, chim trĩ con mổ vỏ không đúng vị trí.
Cách đảo trứng: Đảo trứng 2 giờ/lần, đảo một góc 90 độ. Ngưng thực hiện đảo trứng từ ngày thứ 18 sau khi ấp.
Chúng ta không chỉ cần thực hiện soi trứng trước khi ấp, mà trong khi ấp, bạn cũng cần soi trứng để theo dõi quá trình phát triển của phôi, sớm loại bỏ những quả trứng trắng, trứng chết phôi để tiết kiệm diện tích, tránh ô nhiễm máy. Đồng thời xác định thời điểm phôi chết để cải thiện điều kiện, chế độ ấp, chất lượng trứng, tránh những thiệt hại không cần thiết.
Dụng cụ soi trứng
Bạn có thể mua đèn soi trứng công nghiệp hoặc sử dụng các vật liệu có sẵn trong nhà (bóng đèn 60W, hộp gỗ hoặc hộp carton kín được lót giấy bạc có khoét lỗ hình trong,...) để thực hiện soi trứng.
Phương pháp soi trứng
Trong toàn bộ quá trình ấp trứng chim trĩ, chúng ta cần soi trứng 3 lần vào các thời điểm sau:
Lần 1 lúc trứng được 6 ngày:
Trứng có phôi | Trứng chết phôi (không có phôi) |
|
|
Lần 2 thực hiện soi khi phôi được 11 ngày tuổi:
Trứng có phôi | Trứng chết phôi |
|
|
Lần 3 thực hiện khi trứng được 18 ngày:
Bạn tiếp tục loại bỏ trứng chết phôi và trứng thối có những đặc điểm sau:
Lưu ý:
Xem thêm: Máy ấp trứng bị mất điện: Xử lý sao cho đúng cách, hiệu quả?
Để đạt hiệu quả cao nhất khi ấp trứng chim trĩ bằng máy, bạn cần lưu ý một số điểm sau:
Xem thêm: Máy ấp trứng 100 trứng nào tốt, tỉ lệ nở thành công cao?
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn trả lời được câu hỏi “Trứng chim trĩ ấp bao nhiêu ngày thì nở?” đồng thời nắm được cách ấp trứng chim trĩ bằng máy hiệu quả. Chúc các bạn thực hiện thành công và đừng quên truy cập META.vn để theo dõi thêm nhiều bài viết tư vấn về các công cụ, dụng cụ hỗ trợ công việc hữu ích hơn nhé!
META.vn hiện đang có bán rất nhiều mẫu máy ấp trứng chính hãng với mức giá cạnh tranh cùng nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn. Nếu có nhu cầu mua sắm các sản phẩm này, bạn hãy nhanh tay truy cập website siêu thị điện máy META.vn hoặc liên hệ trực tiếp đến hotline dưới đây của chúng tôi để được tư vấn chi tiết. META cam kết Hàng chính hãng, Uy tín lâu năm, Dịch vụ Giao hàng & Bảo hành trên toàn quốc.