Cách bảo quản tỏi đen đúng chuẩn để không bị biến chất

👨 Hoàng Thị Thuận Cúc
28/02/2019 31.996

Tỏi đen được ví là một loại "thần dược" đối với sức khỏe. Thế nhưng nếu không biết cách bảo quản, tỏi đen rất dễ mất đi những dược chất quan trọng và không phát huy được tối đa công dụng.

Tham khảo bài viết này để biết được cách bảo quản tỏi đen đúng chuẩn nhé.

Cách bảo quản tỏi đen

I. Tỏi đen là gì?

Tỏi đen được tạo ra từ quá trình lên men tỏi tươi. Quá trình này có thể được thực hiện bằng nồi cơm điện hoặc máy làm tỏi đen chuyên dụng.

Sau quá trình lên men kéo dài nhiều giờ đồng hồ, tỏi đen đã khắc phục được mùi khó chịu và làm tăng tác dụng chống oxy hóa của tỏi.

Theo nghiên cứu, các nhóm hợp chất có trong tỏi tăng đáng kể, trong đó hàm lượng đường tăng khoảng 13 lần, fructose tăng 52 lần. Đặc biệt, sallyllcystein là chất đã được chứng minh có tác dụng mạnh của tỏi đen, tăng 6 lần so với tỏi tươi.

II. Tác dụng tuyệt vời của tỏi đen

>> Xem thêmCông dụng bất ngờ và cách sử dụng tỏi đen cho trẻ em

Sau đây là một số tác dụng tuyệt vời của tỏi đen:

  • Tăng cường sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh bên ngoài môi trường như virus, vi khuẩn, nấm, mầm bệnh...
  • Giảm cholesterol, ngăn ngừa tình trạng máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ.
  • Chống viêm nhiễm hữu hiệu cho cơ thể.
  • Phòng chống và điều trị các bệnh liên quan tới dạ dày, đường ruột, tá tràng.
  • Thanh lọc và giải độc gan.
  • Ngăn ngừa lão hóa và đẩy lùi lão hóa nhanh chóng.
  • Lưu thông máu và ổn định đường huyết.
  • Tăng cường sinh lựcđiều trị viêm xoang.
  • Cải thiện tình trạng kinh niên, biếng ăn và giúp hệ tiêu hóa ổn định...

Cách bảo quản tỏi đen 1

III. Giải đáp một số câu hỏi xoay quanh tỏi đen

1. Liều dùng tỏi đen như thế nào?

Căn cứ vào nhu cầu sử dụng và mỗi loại bệnh mà các bạn sẽ cân nhắc liều dùng tỏi đen hợp lý. Dưới đây là liều dùng tỏi đen & cách sử dụng để bạn tham khảo:

  • Những người bình thường (bồi bổ sức khỏe): Liều dùng tỏi đen là 1-2 củ/ngày, chia làm 2 lần sáng - trưa.
  • Điều trị táo bón: Liều dùng tỏi đen là 2-3 củ/ngày, chia làm 2-3 lần sáng, trưa hoặc chiều.
  • Cải thiện khả năng miễn dịch và ngăn ngừa cảm lạnh: Liều dùng tỏi đen là 2-3 củ/ngày, chia làm 2-3 lần sáng - trưa hoặc chiều.
  • Ngăn ngừa ung thư: Liều dùng tỏi đen là 2-3 củ/ngày, chia làm 2-3 lần sáng - trưa hoặc chiều.
  • Cải thiện giấc ngủ: Liều dùng tỏi đen là 1-2 củ/ngày, chia làm 2 lần sáng - trưa.

Lưu ý:

  • Những người bệnh máu trắng và các triệu chứng liên quan đến đông máu kém không nên dùng tỏi đen.
  • Trẻ em nên hạn chế ăn tỏi đen.
  • Không nên lạm dụng và dùng quá liều, liều dùng tỏi đen tối đa là 4 củ/1 ngày.
  • Không nên dùng liên tục trên 45 ngày. Nên có thời gian nghỉ 2 tuần giữa các lần sử dụng.

2. Ăn tỏi đen vào thời điểm nào tốt nhất

Buổi sáng là lúc cơ thể dễ hấp thụ các loại Vitamin và dinh dưỡng tốt nhất, chính bởi thế thời điểm vàng để sử dụng tỏi đen chính là buổi sáng.

Ngoài ra sáng sớm là thời điểm vi khuẩn, virus trong cơ thể khá yếu nên chúng ta cần bổ sung tỏi đen để tiêu diệt triệt để 100% lượng vi khuẩn có hại trong cơ thể giúp tăng hiệu quả phòng và chữa bệnh.

Đặc biệt ăn tỏi đen vào lúc đói, khi dạ dày và ruột đang rỗng sẽ làm tăng khả năng hấp thu các dưỡng chất của tỏi đen vào trong cơ thể.

Bạn cũng có thể dùng tỏi đen vào buổi trưa, chiều nhưng không nên dùng vào buổi tối.

IV. Cách bảo quản tỏi đen đúng chuẩn

Lưu ý khi bảo quản tỏi đen

  • Tỏi đen rất dễ bị hư hỏng và nấm mốc, đặc biệt là trong môi trường có độ ẩm cao, không khí xâm nhập. Vì vậy để đảm chất lượng, chúng ta cần có cách bảo quản tỏi đen đúng, đồng thời nên sử dụng tỏi đen càng sớm càng tốt.
  • Khi mua tỏi đen làm sẵn, bạn cố gắng để ý đến ngày sản xuất, hạn sử dụng và làm theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.
  • Đối với sản phẩm tỏi đen tự làm tại nhà thì nó phụ thuộc vào chất lượng củ tỏi và môi trường bảo quản của bạn. Thường thì thời hạn bảo quản tỏi đen sẽ ngắn hơn rất nhiều, các bạn nên sử dụng sớm, hoặc có kế hoạch làm tỏi với số lượng vừa đủ dùng.
  • Sự lưu thông dòng khí cũng có thể khiến vi khuẩn tấn công tỏi đen dễ dàng hơn và gây hư hỏng. Vì thế, bạn cần bọc tỏi đen trong túi kín. Độ ẩm và ánh sáng trực tiếp là "kẻ thù" của tỏi nên hãy tránh xa những điều này nhé.
  • Ngoài ra, bạn không nên để tỏi đen chung với các thực phẩm khác để có thể giữ tỏi đen được lâu nhất.

Cách bảo quản tỏi đen 2

Cách bảo quản tỏi đen

Dưới đây là cách bảo quản tỏi đen khi còn nguyên trong bao bì hút chân không. Nếu là tỏi tự làm, bạn có thể sử dụng máy hút chân không để đựng tỏi.

Để bảo quản tốt nhất và tránh khí lạnh và ánh sáng tiếp xúc trực tiếp, các bạn nên cho toàn bộ túi tỏi đen vào 1 chiếc hộp giấy hoặc hộp đựng thực phẩm có nắp đậy kín.

1. Bảo quản tỏi đen ở nhiệt độ phòng

Tỏi đen còn nguyên trong túi chân không, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp vào.

Thời gian bảo quản tỏi đen ở nhiệt độ phòng:

  • Phòng trên 26oC: 2 tuần
  • Phòng lạnh dưới 26oC: 4 - 6 tuần

Lưu ý: Nếu đã mở bao bì (hoặc không có túi hút chân không) nên dùng hết trong 1 tuần.

2. Cách bảo quản tỏi đen trong tủ lạnh

Tỏi đen phải còn nguyên trong túi chân không, nên đặt tỏi đen trong 1 chiếc hộp đựng thực phẩm để tránh hơi lạnh tiếp xúc trực tiếp.

Thời hạn bảo quản tỏi đen trong tủ lạnh như sau:

  • Bảo quản tỏi đen trong ngăn mát tủ lạnh: 06 tháng
  • Bảo quản tỏi đen trong ngăn đông (tủ lạnh 2 cửa): 12 tháng
  • Bảo quản tỏi đen trong tủ đông chuyên dụng: 18 tháng.

Lưu ý: Nếu đã mở bao bì hút chân không (hoặc không có hút chân không) thì các bạn phải bảo quản trong hộp kín ở ngăn mát, và tranh thủ dùng trong vòng 2-3 tuần, tránh để lâu tỏi sẽ dễ bị nấm mốc rất nguy hiểm.

Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn biết được cách bảo quản tỏi đen hiệu quả nhất để không gây biến chất, luôn giữ được hàm lượng dinh dưỡng và hương vị đặc trưng của chúng.

Chia sẻ bài viết
Tags: Cách bảo quản tỏi đen bảo quản tỏi đen bảo quản tỏi đen thế nào bảo quản tỏi đen đúng cách như thế nào tỏi đen sử dụng được bao lâu
Sắp xếp theo
Xóa Gửi bình luận