Cách vệ sinh, tẩy cặn bình thủy điện sạch bong đơn giản nhất

👨 Trịnh Thanh Nhiên
13/01/2022 1.497

Bình thủy điện sau một thời gian sử dụng sẽ cần phải được vệ sinh, tẩy cặn sạch sẽ. Nhưng cách vệ sinh bình thủy điện như thế nào thì không phải ai cũng biết. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tham khảo ngay cách làm sạch, tẩy cặn cho bình thủy điện sao cho vệ sinh và giữ được độ bền lâu dài nhất nhé!

Tại sao cần vệ sinh bình thủy điện?

Cách vệ sinh bình thủy điện

Bình thủy điện là thiết bị gia dụng dùng để đun nóng và giữ ấm nước. Cũng giống như nhiều loại bình nước khác, sau một thời gian sử dụng, bình thủy điện sẽ bị đóng cặn ở đáy bình và cần phải làm sạch. Việc vệ sinh bình thủy điện định kỳ mang lại khá nhiều lợi ích cho người sử dụng như:

  • Đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng: Bình thủy điện sử dụng lâu ngày thì bên trong sẽ đọng lại một lớp cặn mỏng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Chính vì thế, bạn hãy nên vệ sinh định kỳ, hoặc tốt nhất là một tuần một lần để bình thủy luôn sạch.
  • Tăng khả năng giữ nhiệt: Bình thủy điện bị đóng cặn lâu ngày sẽ làm hạn chế khả năng giữ nhiệt, nước sẽ nhanh nguội hơn. Việc vệ sinh bình thủy điện định kỳ sẽ giúp duy trì khả năng giữ nhiệt của bình và góp phần làm tăng hiệu quả tiết kiệm điện.
  • Tăng tuổi thọ của bình: Bình thủy điện nếu không vệ sinh thường xuyên thì vi khuẩn tồn đọng bên trong sẽ khiến cho bình thủy nhanh hư hỏng hơn, ảnh hưởng đến bộ vi xử lí của bình thủy khi chứa nước.

Vậy làm thế nào để vệ sinh, tẩy cặn bình thủy điện một cách sạch sẽ, hiệu quả nhất? Hãy tham khảo ngay những hướng dẫn dưới đây nhé!

Cách vệ sinh bình thủy điện

Chuẩn bị

  • Giấm, chanh
  • Cọ quét bụi
  • Khăn lau mềm

Cách thực hiện

Bước 1: Rút phích cắm bình

Trước khi vệ sinh bình thủy điện, hãy đảm bảo rằng bạn đã tháo phích cắm điện ra và để bình thủy nguội hoàn toàn cũng như không có nước trong bình.

Bước 2: Làm sạch bên ngoài

Bạn sử dụng cọ quét bụi lông mềm quét nhẹ vào bề mặt góc cạnh của bình để cho bụi rơi hết ra bên ngoài. Sau đó, bạn dùng khăn mềm lau nhẹ nhàng bề mặt. Bạn nên hạn chế tối đa việc dùng các chất tẩy rửa hóa học mạnh lau bên ngoài bình vì sẽ ảnh hưởng đến màu sắc của bình, nguy hiểm hơn là có thể làm hỏng vỏ bình.

Vệ sinh bình thủy điện

Bước 3: Làm sạch bên trong ruột bình

Đổ hết nước trong bình ra ngoài rồi để cho bình tự ráo nước, sau đó bạn dùng khăn mềm (hoặc miếng bọt biển) lau nhẹ nhàng bên trong bình.

Lưu ý: Tuyệt đối không dùng hóa chất quá mạnh vì sẽ làm mòn bề mặt bên trong của bình.

Hướng dẫn vệ sinh bình thủy

Bước 4: Tẩy ố màu bên trong ruột bình

  • Pha hỗn hợp giấm (hoặc chanh) với nước theo tỉ lệ 1:1.
  • Cho dung dịch đã pha vào bình đun, cắm dây nguồn và đun sôi.
  • Khi nước sôi, bạn tắt bình và để dung dịch trong bình thủy khoảng 1 giờ, sau đó đổ ra ngoài, để ráo nước.
  • Dùng khăn mềm lau chùi bên trong bình thủy cẩn thận, súc rửa thật kỹ bằng nước thường cho đến khi không còn mùi giấm.

Tẩy cặn bình thủy điện

Bước 5: Sục rửa lại bình bằng nước thường

Khi đã làm sạch bên trong bình bằng dung dịch giấm, bạn cho nước sạch vào đầy bình, đun sôi, rồi đổ nước đó đi. Sau lần nấu nước này, bạn có thể sử dụng bình thủy lại bình thường như trước.

Cách vệ sinh bình thủy

Lưu ý khi vệ sinh bình thủy điện

Lưu ý khi vệ sinh bình thủy điện

Trong quá trình vệ sinh, tẩy cặn bình thủy điện, bạn nên lưu ý những điều sau để đảm bảo an toàn:

  • Khi vệ sinh bình thủy điện, bạn cần đảm bảo dây cắm đã được rút khỏi nguồn điện, tránh tình trạng điện giật xảy ra.
  • Tuyệt đối không sử dụng chất tẩy rửa mạnh bởi chúng sẽ khiến bình bị hao mòn, chất lượng sản phẩm giảm đáng kể. Nếu có điều kiện, bạn nên sử dụng bột vệ sinh bình thủy điện chuyên dụng để vệ sinh bình.
  • Nên sử dụng cọ mềm, khăn mềm lau chùi bên trong và bên ngoài nhẹ nhàng, tránh chà xát, cọ rửa mạnh tay khiến bình bị trầy xước.
  • Khi vệ sinh bạn không nên để nước thấm vào công tắc, các bộ phận mang điện, vì nước thấm vào sẽ dẫn đến nguy cơ cháy nổ cao khi sử dụng.

Hy vọng qua bài viết trên đây của chúng tôi, bạn đã biết cách vệ sinh bình thủy điện nhanh chóng và hiệu quả như thế nào. Để tham khảo thêm nhiều thông tin thú vị khác, hãy thường xuyên truy cập META.vn nhé! Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau!

>> Tham khảo thêm:

Chia sẻ bài viết
Tags: bình thủy điện
Sắp xếp theo
Xóa Gửi bình luận