Cấu tạo quạt trần và nguyên lý làm việc

👨 Trịnh Thanh Nhiên
27/02/2024 219

Mặc dù là một thiết bị làm mát được sử dụng phổ biến, thế nhưng không phải ai cũng biết cấu tạo quạt trần ra sao, gồm những bộ phận gì. Trong bài viết dưới đây, META sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu tạo của thiết bị này, hãy cùng theo dõi nhé.

Cấu tạo quạt trần và nguyên lý hoạt động

Tìm hiểu đôi nét về quạt trần

Quạt trần (tiếng Anh là ceiling fan) là một thiết bị điện có khả năng làm mát, thường được treo trên trần nhà tại phòng khách, phòng ăn, phòng ngủ...

Chiếc quạt trần đầu tiên được xuất hiện vào thập niên 1860 tại Hoa Kỳ. Ở thời điểm ấy, quạt trần không có động cơ điện mà thay vào đó thiết bị hoạt động nhờ một dòng nước chảy kết hợp với tua bin để kéo các cu-roa, các cu-roa sẽ kéo chạy quạt có 2 cánh.

Tới năm 1882, quạt trần chạy bằng điện mới được sáng chế bởi Philip Diehl. Ông đã dùng động cơ điện lấy từ máy khâu Singer để chạy quạt.

Tìm hiểu đôi nét về quạt trần

Sau chiến tranh thế giới thứ II, quạt trần 4 cánh được sản xuất thay vì 2 cánh như trước. Tới năm 1959, quạt trần bắt đầu xuất hiện tại Anh. Sau đó vào những năm 1960, quạt trần được một số nước phương Đông sản xuất và bắt đầu xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ.

Kể từ năm 2000, các công ty sản xuất quạt trần đã nghiên cứu và cho ra mắt thị trường nhiều dòng quạt trần có giá bán cao cũng như mẫu mã đẹp vừa dùng để làm mát, đồng thời còn như một vật dụng trang trí, tạo điểm nhấn ấn tượng cho không gian sống.

Các loại quạt trần phổ biến hiện nay

Quạt trần có cánh

Về cơ bản thì các sản phẩm của dòng quạt trần này có nguyên lý hoạt động tương tự nhau nhưng chỉ khác nhau về thiết kế. Chúng được chia ra làm 3 loại sau:

Quạt trần truyền thống: Loại quạt này có sải cánh rộng 1,2 - 1,5m và cánh luôn xòe ra.

Quạt trần hộp: Loại quạt này có cấu tạo cũng khá đặc biệt, động cơ và cánh quạt đều được nằm trong một khung hộp. Cánh của loại quạt này luôn xòe và thường ngắn hơn nhiều so với cánh quạt trần thông thường.

Quạt trần tự thu cánh: Khi không hoạt động, cánh của loại quạt này sẽ được thu gọn lại. Cánh quạt loại này cũng thường ngắn hơn cánh quạt trần truyền thống.

Các loại quạt trần có cánh

Quạt trần không cánh

Chỉ cần nghe tên thôi bạn đã thấy được sự đặc biệt của loại quạt trần này đúng không? Đây là dòng quạt trần còn khá mới mẻ tại thị trường Việt Nam. Nó cũng có cấu tạo và nguyên lý khác hẳn những dòng quạt trần ở trên.

Quạt trần không cánh (còn được gọi là quạt trần giấu cánh) có cấu tạo gồm thân quạt và phần vòng tròn bên trong là hệ thống khuếch tán gió, nơi có động cơ và cánh quạt siêu nhỏ. Nói cách khác đây là dòng quạt thổi không khí từ lỗ hình tròn (có thể là hình bầu dục) mà không có cánh quạt bên ngoài. Thân quạt trần không cánh thường gồm động cơ, đèn chiếu sáng... và được thiết kế nằm gọn trong một khung hình trụ. Khung trụ này thường rỗng ở giữa, dưới đáy để hở và có các hốc hút gió, ngoài ra ở thân hình trụ còn có nhiều lỗ gió thông minh.

Quạt trần không cánh

Loại quạt trần đặc biệt này hoạt động dựa vào nguyên lý khi động cơ hoạt động, phần khung hình trụ sẽ quay theo dạng đĩa xoay tròn. Luồng không khí sẽ được hút từ bên dưới qua các hốc hút gió, sau đó được đẩy ra ngoài qua các lỗ gió nhằm làm mát không gian phòng.

Cấu tạo quạt trần như thế nào?

Như bạn đã thấy, quạt trần có khá nhiều loại, tuy nhiên trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ tập trung trình bày về dòng quạt trần có cánh truyền thống được sử dụng phổ biến hơn cả.

Cấu tạo quạt trần

Về cơ bản, quạt trần truyền thống được cấu tạo gồm các bộ phận sau:

  • Động cơ điện: Đây là bộ phận tạo chuyển động quay cho quạt trần. Thường thì động cơ điện sẽ có 2 loại là loại có tụ và loại có vòng chập. Bộ phận này được đặt bên trong bầu quạt.
  • Cánh quạt: Bộ phận này khi quay sẽ có chức năng tạo ra gió. Nó thường được làm từ chất liệu nhựa, gỗ, hợp kim hoặc sợi thủy tinh… Số lượng cánh quạt có thể khác nhau từ 3, 4, 5 hoặc thậm chí là 10 cánh.
  • Hộp số (bộ điều tốc): Bộ phận này dùng để điều chỉnh tốc độ gió của quạt. Thông thường quạt trần sẽ có từ 3 - 9 mức tốc độ gió khác nhau.
  • Ty quạt trần (ống treo): Bộ phận này có tác dụng dùng để treo quạt lên trần nhà.
  • Phễu trên: Nó có tác dụng che đi phần móc treo hoặc phần vít và hộp điện nhằm tăng thêm tính thẩm mỹ cho quạt trần.
  • Hộp điện: Bộ phận này được gắn trên trần nhà dùng để nối dây điện của quạt trần với nguồn và đường điện trong nhà.
  • Móc treo: Bộ phận này được làm từ kim loại và được gắn lên trần, mái tôn... để treo quạt trần. Tuy nhiên tùy vào cách lắp đặt của từng loại quạt mà sẽ có bộ phận này hoặc không.

Ngoài những bộ phận này, một số mẫu quạt trần hiện đại ngày nay còn có thêm:

Tìm hiểu cấu tạo quạt trần

  • Đèn trang trí: Bộ phận này được lắp ở dưới cánh quạt và có dạng đơn hoặc dạng chùm khá cầu kỳ. Nó sẽ giúp chiếu sáng và trang trí cho không gian căn phòng trở nên đặc biệt, ấn tượng hơn.
  • Điều khiển từ xa: Bộ phận này giúp nâng cao trải nghiệm cho người dùng. Bạn có thể điều chỉnh tốc độ quạt, tắt, mở quạt từ xa mà không cần di chuyển đến hộp số như trước nữa. Một số loại điều khiển quạt còn được trang bị thêm cả màn hình hiển thị để người dùng thuận tiện quan sát hoạt động của quạt.

Nguyên lý hoạt động của quạt trần

Nguyên lý hoạt động của quạt trần

Khi bạn bật quạt trần, quạt sẽ được cung cấp điện. Sau đó động cơ quạt được khởi động và quay theo thiết lập. Chuyển động của động cơ sẽ được truyền đến cánh quạt, từ đó làm cánh quạt quay và tạo ra luồng gió mát.

Luồng gió tạo ra từ quạt mạnh hay yếu còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tốc độ quay của động cơ, thiết kế của quạt (cánh quạt dài hay ngắn, công suất quạt trần lớn hay nhỏ…). Thông thường chiều quay đúng của cánh quạt trần sẽ là ngược với chiều kim đồng hồ khi nhìn từ dưới lên. Nếu quạt trần quay thuận chiều kim đồng hồ thì bạn có thể sẽ không thấy mát.

Lưu ý khi sử dụng quạt trần

Lưu ý khi sử dụng quạt trần 

Để sử dụng quạt trần an toàn, hiệu quả, bạn cần lưu ý một vài vấn đề sau đây:

  • Sử dụng đúng nguồn điện theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
  • Lắp đặt quạt trần đúng cách, tuân thủ các quy tắc an toàn. Nếu không thể tự lắp đặt quạt trần, bạn nên liên hệ với thợ/kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm để được tư vấn, hỗ trợ.
  • Không sử dụng quạt trần liên tục trong thời gian dài mà nên có thời gian để quạt nghỉ ngơi tránh làm nóng động cơ gây hỏng hóc, cháy chập.
  • Lên kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng, và vệ sinh quạt trần khoảng 3 - 6 tháng một lần để quạt không bị bám bụi bẩn, đồng thời giúp quạt vận hành khỏe, trơn tru, tạo luồng gió mát, dễ chịu.
  • Tuyệt đối không treo, móc bất cứ vật dụng nào lên các cánh quạt, không tác dụng lực mạnh lên các cánh quạt bởi có thể khiến bộ phận này bị nghiêng, lệch.

Vậy là qua bài viết trên đây, chúng tôi đã giúp bạn nắm được chi tiết cấu tạo quạt trần thế nào cũng như nguyên lý hoạt động của thiết bị này. Mong rằng những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn lựa chọn cũng như sử dụng quạt trần hiệu quả hơn.

Nếu có nhu cầu trang bị quạt trần giá rẻ cho ngôi nhà thân yêu của mình, hãy tham khảo và đặt mua tại website META.vn hoặc liên hệ với chúng tôi theo số hotline bên dưới nhé. Khi tới với META, bạn sẽ được chọn lựa giữa rất nhiều mẫu quạt trần đẹp đến từ các thương hiệu uy tín trên thị trường và có cơ hội mua sản phẩm với mức giá ưu đãi hấp dẫn.

Ngoài ra, META còn hỗ trợ bán hàng trả góp với chính sách, thủ tục đơn giản, nhanh gọn cùng nhiều phương thức thanh toán khác để bạn lựa chọn. META cam kết Hàng chính hãng, Uy tín lâu năm, Dịch vụ Giao hàng & Bảo hành trên toàn quốc.

Tại Hà Nội:
56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy
Điện thoại: 024.3568.6969
Tại TP. HCM:
716-718 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10
Điện thoại: 028.3833.6666

Đừng quên thường xuyên truy cập chuyên mục Tư vấn Quạt - Máy làm mát của META để cập nhật nhiều thông tin hữu ích bạn nhé. Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết tiếp theo.

META.vn - Mua Hàng Chính Hãng Online, Giá Tốt!

Chia sẻ bài viết
Sắp xếp theo
Xóa Gửi bình luận