Giống như nhiều thiết bị công nghệ như máy tính, máy ảnh,... loa vi tính cũng có khá nhiều thông số kỹ thuật quan trọng, mang tính chất quyết định đến chất lượng âm thanh. Tuy nhiên, sự phức tạp về bản chất vật lý của các thông số này thường gây khó khăn cho người dùng phổ thông khi mua sắm hoặc đánh giá chất lượng của loa. Để chọn được sản phẩm loa phù hợp, bạn cần phải hiểu rõ các thông số kỹ thuật của loa. META sẽ chia sẻ đến bạn ý nghĩa của 1 số thông số cơ bản trên loa giúp bạn tự tin khi đi mua hàng.
Bạn nên lựa chọn loại loa có công suất và kích thước phù hợp với không gian
Các thông số cơ bản của loa:
Âm thanh của loa sẽ hay nhất khi có đủ cả âm bass, âm mid và âm treble
Âm thanh sẽ tái tạo hay và đầy đủ nhất khi có đủ 3 dải tần: bass (âm trầm), mid (âm trung), treble (âm cao). Và trong các loại loa cao cấp sẽ có đủ 3 loại loa tái tạo 3 dải âm thanh này. Lưu ý là loa 3 đường tiếng khác với loại loa có 3 củ loa, vì một số model loa full đôi sẽ gồm 2 loa bass và 1 loa treble, không gồm loa tái tạo dải âm trung và không thể gọi là loa 3 đường tiếng. Loa 3 đường tiếng sẽ là lựa chọn tối ưu để cho âm thanh hay nhất. Nhưng vì giá thành khá cao của các loại loa này mà đa số chúng ta thường chỉ bắt gặp các loại loa có 2 đường tiếng. Riêng đối với các loại loa sub (loa siêu trầm) chỉ có một đường tiếng duy nhất và nó chỉ có nhiệm vụ đáp ứng dải tần số cực thấp (khoảng 25hz - 150hz).
>>> Tìm hiểu thêm: Bass là gì? Tìm hiểu về bass, mid và treble trong lĩnh vực âm thanh
Kích thước của củ loa cũng quyết định chất lượng âm thanh của loa
Để thể hiện các dải tần kể trên, các mẫu loa thùng thường gồm các củ loa nhỏ bên trong. Có 4 loại củ loa phổ biến: Tweeter (tái tạo dải cao), Woofer (tái tạo dải thấp), Midrange (tái tạo dải trung) và Sub-woofer (tái tạo dải siêu thấp). Trong đó các loại loa thùng bạn thường thấy thường trong các dàn âm thanh làm sự kiện sẽ bao gồm Tweeter và Woofer là đáp đáp ứng được yêu cầu sử dụng loa cơ bản. Loa Sub sẽ chỉ có Sub-woofer và sẽ đảm nhận nhiệm vụ thể hiện dải tần siêu trầm, tăng uy lực và độ tinh tế cho dàn âm thanh.
Kích thước của từng củ loa này cũng khác nhau khá nhiều. Ví dụ như các loại Tweeter thể hiện dải tần số cao sẽ cần dao động với tốc độ rất cao, vì vậy kích thước của các củ loa này thường rất bé. Còn Woofer thì trái ngược lại, củ loa cần có kích cỡ đủ lớn để tái hiện âm thanh được mạnh mẽ hơn. Chính vì thế mà người ta thường ưu tiên loa sub với củ loa 5 tấc (bass 50) hơn so với các loại củ loa 4 tấc (bass 40) khi trình diễn âm thanh.
Công suất định mức và công suất đỉnh của loa là rất khác nhau mà bạn cần phân biệt rõ. Công suất đỉnh là công suất tối đa mà chiếc loa của bạn có thể lên được trong một thời gian ngắn, khác với công suất thông thường có thể phát liên tục mà không ảnh hưởng đến tuổi thọ của loa.
Với một dàn âm thanh nghe nhạc hoặc đôi lúc có thêm karaoke tại gia, 2 loa, mỗi loa 150W đã là đủ đáp ứng cho không gian phòng 25 - 40m2 nếu như phối ghép ampli đúng. Còn những dòng loa 1000W hay vài ngàn W chủ yếu dùng cho sự kiện lớn, vài ngàn người. Vì thế, bạn nên chọn những dòng loa có công suất phù hợp không gian nhà mình để thưởng thức âm thanh loa được trọn vẹn nhất.
Độ nhạy là yếu tố cực kì quan trọng và ảnh hưởng đến độ lớn/độ to loa của bạn có thể phát ra. Có thể tính toán mức âm lượng loa phát ra khi đứng ở khoảng cách 1m cách loa trong từng mức độ nhạy:
Bảng đo độ nhạy của loa
Trở kháng cũng là một yếu tố kỹ thuật bạn cần quan tâm để phối ghép loa và ampli tốt hơn, hạn chế tối đa các tình huống xấu ảnh hưởng làm cháy mạch ampli khi phối ghép sai. Thông thường loa ở mức kết nối 6 - 8Ohm bạn sẽ không phải lo lắng, nhưng nếu ở mức 4Ohm sẽ cần lưu ý một số điểm. Nguyên nhân là do các dòng loa trở kháng thấp yêu cầu dòng điện lớn hơn rất nhiều so với các loại loa khác khi chơi ở âm lượng cao, dẫn đến nguy cơ cháy các mạch trong ampli. Sử dụng loa ở mức 4 - 6 - 8 Ohm đều được, nhưng quan trọng cần chú ý đến chất lượng ampli bạn sử dụng để tránh các trường hợp hư hỏng xảy ra.
Tần số loa cũng quyết định chất lượng âm thanh đầu ra
Con số này hiện nay hầu hết ở các loa đều được giới thiệu là từ 20hz - 20khz trong ngưỡng nghe của con người. Nhưng thực tế không nhiều bộ loa làm được điều này. Bạn có thể trang bị thêm loa Sub để bổ sung thêm về dải âm trầm cho bộ loa của mình khi cần. Tùy theo mục đích sử dụng mà bạn có thể yêu cầu, chọn loa mạnh ở dài tần cụ thể như Mid, Treble hay Bass nhưng về mặt tổng thể dàn âm thanh cần thể hiện được trọn dải tần như kể trên để mang lại trải nghiệm tốt nhất.
Kích thước loa nhìn chung cần phù hợp với không gian phòng của bạn, không phải càng lớn càng to là sẽ càng hay. Đặt vào phòng nhỏ một cặp loa bự đôi lúc nhìn đã thấy choáng hết chỗ và không muốn nghe rồi. Loa nhỏ hay to không quan trọng bằng việc âm thanh phát ra phải chất, phải hay. Về yếu tố trọng lượng, việc bạn đặt loa trên chân đế hay treo tường, hoặc đặt trực tiếp xuống sàn sẽ quyết định nên chọn loa nặng hay nhẹ. Các loại loa trọng lượng cao khi trình diễn, hoạt động sẽ phát âm thanh ổn định, chuẩn xác hơn các loại loa nhẹ.
Tham khảo thêm:
Loa sub là gì? Tác dụng của loa sub trong hệ thống loa vi tính
8 gạch đầu dòng bạn cần nhớ khi đi mua loa vi tính
Quý khách hàng muốn mua loa vi tính có thể liên hệ cho chúng tôi theo số tại HN (024) 3568 6969 hoặc tại TP HCM (028) 3833 6666 hoặc truy cập vào website META.vn để xem chi tiết về sản phẩm và đặt hàng online.