Loa sub là thiết bị không thể thiếu trong dàn âm thanh, nó có nhiệm vụ tái tạo những âm thanh ở tần số thấp hay còn gọi là những tiếng bass. Trong một dàn loa, loa sub thường đóng nhiệm vụ chính bên cạnh những loa vệ tinh. Trong một dàn loa hay loa vi tính thì chắc chắn sẽ không thể thiếu được một chiếc loa sub chất lượng, hãy cùng META tìm hiểu rõ loa sub là gì, và tác dụng của loa sub.
Loa sub là thiết bị không thể thiết trong dàn âm thanh
Loa sub có tên đầy đủ là loa subwoofer, tiếng việt là loa siêu trầm. Loa sub đảm nhận nhiệm vụ tái tạo những âm thanh ở tần số thấp hay còn gọi là những tiếng bass, có tần số từ 20-200Hz để giúp tạo thêm những hiệu ứng âm thanh mạnh mẽ hơn cho những nhu cầu cần thiết.
Ra đời từ những năm 1960 để tăng thêm những âm thanh trầm mạnh mẽ, mang đến âm thanh sinh động hơn. Những năm 1970 thì loa sub đã trở nên phổ biến, chuyên sử dụng để tạo hiệu ứng trong các bộ phim về động đất, chiến tranh.
Những năm 2000 thì loa sub trở thành một thiết bị không thể thiếu trong các dàn âm thanh sân khấu, câu lạc bộ, các quán bar, karaoke... Ngày nay, loa sub không chỉ giữ nhiệm vụ chính là tạo tiếng bass cho hệ thống âm thanh phát ra mà còn là thiết bị trang trí trong những căn phòng âm thanh chuyên nghiệp, được thiết kế mạnh mẽ về hình dáng.
Loa trầm thường có thiết kế khá đồ sộ một điểm dễ nhận biết so với loa vệ tinh
Loa sub có tác dụng là tạo ra các tần số âm thanh có tiếng thấp gọi là tiếng bass. Dải tần số điển hình cho một loa siêu trầm khoảng 20-200 Hz cho các sản phẩm tiêu dùng, dưới 100 Hz đối với âm thanh chuyên nghiệp, và dưới 80 Hz trong các hệ thống THX.
Với sự phổ biến của hệ thống âm thanh rạp hát gia đình đặc biệt là các loa chịu trách nhiệm các kênh tiếng khác nhau: kênh trung tâm, kênh hiệu ứng surround..., việc sử dụng loa tái tạo tiếng bass trong khi xem phim là điều cần thiết. Mặc dù những loa sub trong hệ thống âm thanh gia đình không lớn như ngoài rạp, nhưng âm thanh cũng đủ để "rock" căn nhà bạn, hoặc làm hàng xóm nhức đầu. Subwoofer được chia thành hai loại: loa subwoofer hơi và loa subwoofer điện.
Dựa vào tích hợp công suất sẵn trên loa, thì loa sub (subwoofer) được chia làm 2 loại: Loa sub active (loa sub điện) và loa sub passive (loa sub thụ động hay còn gọi loa sub hơi)
Loa sub active (loa sub điện) sẽ được tích hợp sẵn amply kèm theo loa, nghĩa là bạn chỉ việc đưa tín hiệu âm thanh trực tiếp tới loa sub là có thể sử dụng, không cần thiết phải qua amply hay một thiết bị nào khác nữa. Chính vì sự tiện lợi của nó mà các loại loa sub điện thường được sử dụng nhiều trong các dàn âm thanh karaoke, để tránh việc phải phối ghép các thiết bị âm thanh với nhau.
Loa sub passive (loa sub thụ động hay còn gọi loa sub hơi) đó là các loại loa sub được sử dụng như một chiếc loa bình thường trong hệ thống âm thanh, đó là cần phải có ampli để cung cấp công suất cho loa sub, công suất đủ lớn thì tiếng bass mới có thể ra tròn và chắc, âm thanh có độ sâu. Còn việc chọn công suất bao nhiêu thì còn tùy thuộc vào độ nhạy cũng như kích cỡ phòng nơi bạn để loa. Chính vì sự phối ghép và căn cứ vào thông số kỹ thuật này mà loa sub hơi thường được sử dụng cho những ai có kiến thức về âm thanh, để có thể căn chỉnh và phối ghép hợp lý thiết bị này với amply một cách hài hòa, cho âm thanh hay nhất.
Loa trầm đem lại chất lượng âm thanh mạnh mẽ cho dàn loa
Dựa vào thiết kế, thì loa sub (subwoofer) được chia làm 3 loại: Loa sub liền hộp, loa sub có lỗ và loa sub đẳng áp
Loa sub đẳng áp: Đây là tên gọi chỉ những loại loa sub được thiết kế với 2 loa thành phần bên nhau đấu đầu vào nhau. Các sóng âm khi đó sẽ va chạm lẫn nhau trong một không gian rất nhỏ, cộng hưởng để tạo nên những tiếng bass cực mạnh. Chính vì thế mà đây là kiểu loa sub thường được dùng phổ biến tại các sân khấu, quán bar hay sử dụng các loại nhạc dance mạnh mẽ.
Loa sub liền hộp: Đây là loại loa sub được thiết kế như một chiếc loa thùng chúng ta thường gặp, nguyên khối hộp kín và chỉ có một đường tiếng để âm thanh thoát ra ngoài.
Loa sub có lỗ: Kiểu thiết kế này tương đối phổ biến với những loại loa sub hiện có trên thị trường, với một lỗ nhỏ ở dưới đường tiếng. Thiết kế kiểu này giúp cho loa sub có thể trình diễn được những nốt thấp hơn, tạo được hiệu ứng âm thanh lan tỏa, giúp người nghe có cảm giác hay hơn.
Xem thêm:
Giải mã ý nghĩa các thông số kỹ thuật của loa
Tư vấn cách xử lý khi loa máy tính bị rè
Loa Edifier C2X - Trải nghiệm âm bass cực đỉnh
Trên đây là những thông tin cơ bản và phân loại những loại loa sub phổ biến trên thị trường, hy vọng rằng bạn đã có đầy đủ những thông tin để lựa chọn một chiếc loa sub phù hợp trong dàn loa nhà mình. Quý khách hãy truy cập META.vn hoặc gọi đến số Hà Nội: (024) 3568 6969 - TP Hồ Chí Minh: (028) 3833 6666 để được tư vấn và sử dụng những sản phẩm chính hãng! Chúng tôi cam kết sẽ làm hài lòng Quý khách.