Đồng hồ vạn năng (VOM) là thiết bị đo không thể thiếu được với bất kỳ một kỹ thuật viên điện tử nào, đồng hồ vạn năng có 4 chức năng chính là: Đo điện trở, đo điện áp DC, đo điện áp AC và đo dòng điện. Để sử dụng hiệu quả thiết bị này, Quý khách hãy tham khảo thông tin hướng dẫn thực hiện 4 phép đo cơ bản với đồng hồ vạn năng trong bài viết dưới đây nhé!
Khi đo điện áp xoay chiều ta chuyển thang đo về các thang AC, để thang AC cao hơn điện áp cần đo một nấc. Ví dụ nếu đo điện áp AC 220V ta để thang AC 250V, nếu ta để thang thấp hơn điện áp cần đo thì đồng hồ báo kịch kim, nếu để thang quá cao thì kim báo thiếu chính xác.
Để nhầm thang đo điện trở, đo vào nguồn AC => sẽ lầm hỏng các điện trở trong đồng hồ.
Nếu để thang đo áp DC mà đo vào nguồn AC thì kim đồng hồ không báo, nhưng đồng hồ không ảnh hưởng.
Để thang DC đo áp AC đồng hồ không lên kim tuy nhiên đồng hồ không hỏng.
Xem thêm: Hiệu điện thế (điện áp) là gì?
Khi đo điện áp một chiều DC, ta nhớ chuyển thang đo về thang DC, khi đo ta đặt que đỏ vào cực dương (+) nguồn, que đen vào cực âm (-) nguồn, để thang đo cao hơn điện áp cần đo một nấc. Ví dụ nếu đo áp DC 110V ta để thang DC 250V, trường hợp để thang đo thấp hơn điện áp cần đo => kim báo kịch kim, trường hợp để thang quá cao => kim báo thiếu chính xác.
Nếu ta để sai thang đo, đo áp một chiều nhưng ta để đồng hồ thang xoay chiều thì đồng hồ sẽ báo sai, thông thường giá trị báo sai cao gấp 2 lần giá trị thực của điện áp DC, tuy nhiên đồng hồ cũng không bị hỏng .
Để sai thang đo khi đo điện áp một chiều => báo sai giá trị.
Chú ý: Tuyệt đối không để nhầm đồng hồ vào thang đo dòng điện hoặc thang đo điện trở khi ta đo điện áp một chiều (DC), nếu nhầm đồng hồ sẽ bị hỏng ngay!!
Trường hợp để nhầm thang đo dòng điện khi đo điện áp DC => đồng hồ sẽ bị hỏng!
Trường hợp để nhầm thang đo điện trở khi đo điện áp DC => đồng hồ sẽ bị hỏng các điện trở bên trong!
Xem thêm: Công dụng của đồng hồ đo điện là gì? Đồng hồ đo điện gồm những loại nào?
Với thang đo điện trở của đồng hồ vạn năng ta có thể đo được rất nhiều thứ.
Để sử dụng được các thang đo này đồng hồ phải được lắp 2 viên pịn tiểu 1,5V bên trong, để xử dụng các thang đo 1kOhm hoặc 10kOhm ta phải lắp pin 9V.
Để đo chỉ số điện trở ta thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Để thang đồng hồ về các thang đo trở, nếu điện trở nhỏ thì để thang x1 Ohm hoặc x10 Ohm, nếu điện trở lớn thì để thang xlkOhm hoặc 10kOhm => sau đó chập hai que đo và chỉnh triết áo để kim đồng hồ báo vị trí 0 Ohm.
Bước 2: Chuẩn bị đo.
Bước 3: Đặt que đo vào hai đầu điện trở, đọc trị số trên thang đo. Giá trị đo được = chỉ số thang đo X thang đo. Ví dụ: Nếu để thang x 100 Ohm và chỉ số báo là 27 thì giá trị là = 100 x 27 = 2700 Ohm = 2,7 kOhm
Bước 4: Nếu ta để thang đo quá cao thì kim chỉ lên một chút, như vậy đọc trị số sẽ không chính xác.
Bước 5: Nếu ta để thang đo quá thấp, kim lên quá nhiều và đọc trị số cũng không chính xác.
Khi đo điện trở, ta chọn thang đo sao cho kim báo gần vị trí giữa vạch chỉ số sẽ cho độ chính xác cao nhất.
Xem thêm: Nội trở pin là gì? Cách đo nội trở pin bằng đồng hồ vạn năng
Để đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng, ta đo đồng hồ nối tiếp với tải tiêu thụ và chú ý là chỉ đo được dòng điện nhỏ hơn giá trị của thang đo cho phép, ta thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Đặt đồng hồ vào thang đo dòng cao nhất .
Bước 2: Đặt que đồng hồ nối tiếp với tải, que đỏ về chiều dương, que đen về chiều âm.
Nếu kim lên thấp quá thì giảm thang đo.
Nếu kim lên kịch kim thì tăng thang đo, nếu thang đo đã để thang cao nhất thì đồng hồ không đo được dòng điện này.
Chỉ số kim báo sẽ cho ta biết giá trị dòng điện.
Ta có thể đo dòng điện quá tải bằng cách đo sụt áp trên điện trở hạn dòng mắc nối với tải, điện áp đo được chia cho giá trị trở hạn dòng sẽ cho biết giá trị dòng điện, phương pháp này có thể đo được các dòng điện lớn hơn khả năng cho phép của đồng hồ và đồng hồ cũng an toàn hơn.
Khi đo điện áp DC thì ta đọc giá trị trên vạch chỉ số DCV.A
Nếu ta để thang đo 250V thì ta đọc trên vạch có giá trị cao nhất là 250, tương tự để thang 10V thì đọc trên vạch có giá trị cao nhất là 10. Trường hợp để thang 1000V nhưng không có vạch nào ghi cho giá trị 1000 thì đọc trên vạch giá trị Max = 10, giá trị đo được nhân với 100 lần.
Khi đo điện áp AC thì đọc giá trị cũng tương tự đọc trên vạch AC 10V, nếu đo ở thang có giá trị khác thì ta tính theo tỷ lệ. Ví dụ nếu để thang 250V thì mỗi chỉ số của vạch 10 số tương đương với 25V.
Khi đo dòng điện thì đọc giá trị tương tự đọc giá trị khi đo điện áp.
Xem thêm: Cách kiểm tra rò điện bằng đồng hồ vạn năng chi tiết, chuẩn nhất
Đồng hồ số Digital có một số ưu điểm so với đồng hồ cơ khí, đó là độ chính xác cao hơn, trở kháng của đồng hồ cao hơn do đó không gây sụt áp khi đo vào dòng điện yếu, đo được tần số điện xoay chiều, tuy nhiên đồng hồ này có một số nhược điểm là chạy bằng mạch điện tử lên hay hỏng, khó nhìn kết quả trong trường hợp cần đo nhanh, không đo được độ phóng nạp của tụ.
Đo điện áp một chiều (hoặc xoay chiều)
Đo dòng điện DC (AC)
Đo điện trở
Đo tần số
Đo Logic
Đo các chức năng khác
Đồng hồ vạn năng số Digital còn một số chức năng đo khác như: Đo đi ốt, đo tụ điện, đo Transistor nhưng nếu ta đo các linh kiện trên, ta nên dùng đồng hồ cơ khí sẽ cho kết quả tốt hơn và đo nhanh hơn.
Xem thêm: Cách đo đồng hồ điện trở cách điện
Hy vọng những thông tin hướng dẫn các phép đo cơ bản khi sử dụng đồng hồ vạn năng trên sẽ hữu ích cho bạn khi sử dụng đồng hồ vạn năng.
Nếu có nhu cầu mua sắm sản phẩm này, bạn hãy nhanh tay truy cập META.vn hoặc gọi đến số hotline dưới đây, chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí giúp bạn tìm được sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng. META cam kết Hàng chính hãng, Uy tín lâu năm, Dịch vụ Giao hàng & Bảo hành trên toàn quốc.