Inox là gì? Inox 304 là gì? Các loại inox trên thị trường hiện nay 316, 430, 201

👨 Nguyễn Chi Ánh Xuyến
23/05/2024 96

Inox là gì? Inox 304 là gì? META mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để nắm rõ hơn về khái niệm của inox cũng như biết cách phân biệt inox 304 với các loại inox 316, 430, 201 nhé.

Inox là gì?

Inox là hợp kim của sắt có khả năng chống gỉ và chống ăn mòn. Hợp kim này bao gồm sắt, crom và các nguyên tố khác như molypden, cacbon, niken, nitơ, được pha trộn với tỷ lệ khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng.

Khả năng chống ăn mòn của inox là kết quả của hàm lượng crom tối thiểu 10,5%, tạo thành lớp màng thụ động có thể bảo vệ vật liệu vào tự phục hồi khi có oxy. (Theo Wikipedia)

Tên gọi inox bắt nguồn từ tên tiếng Pháp là Inoxydable, nghĩa là không bị oxy hóa, không gỉ.

Đặc điểm của Inox: 

  • Khả năng chống ăn mòn: Inox có khả năng chống gỉ, chống ố màu cao, phù hợp để sử dụng trong môi trường khắc nghiệp, tiếp xúc với độ ẩm hoặc nhiều loại hóa chất khác nhau.
  • Vệ sinh và sạch sẽ: Bề mặt nhẵn mịn của Inox giúp dễ dàng vệ sinh, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển, nên thường được dùng trong ngành thực phẩm và dược phẩm.
  • Độ bền: Inox chắc chắn và bền, có thể chịu được nhiệt độ cao, áp suất cơ học và mài mòn, nên được ứng dụng nhiều trong các ngành công nghiệp.
  • Tính thẩm mỹ: Vẻ ngoài sáng và bóng bẩy khiến cho inox được ưa chuộng trong thiết kế kiến trúc, đồ gia dụng, trang sức và nhiều sản phẩm tiêu dùng khác.
  • Khả năng tái chế: Inox có thể tái chế hoàn toàn.

Inox là gì?

Còn độ bền của inox sẽ phụ thuộc vào việc pha trộn tỉ lệ các kim loại như Carbon, Crom... nhiều hay ít. Ví dụ nếu thành phần có hàm lượng Crom cao thì loại inox đó sẽ có khả năng chống oxy hóa tốt.

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại inox như inox 201, inox 301, inox 304, inox 430...

Về đặc tính, chất liệu này có 4 nhóm đặc tính chính trong đó mỗi nhóm gồm nhiều phân loại, cụ thể như:

Nhóm hợp kimTừ tínhTính dẻoTính chịu nhiệtKhả năng chịu ăn mòn
AustenitKhôngRất caoRất caoCao
DuplexTrung bìnhThấpRất cao
FerriticTrung bìnhCaoTrung bình
MartensiticThấpThấpTrung bình

Các loại inox phổ biến trên thị trường hiện nay

Inox 304 là gì?

Inox 304 là chất liệu có thành phần gồm 18% Crom, 10% Niken còn lại là sắt và các thành phần khác. Chất liệu này nổi bật với nhiều cái "nhất" như bền nhất, dẻo nhất, tốt nhất, không bị han gỉ, khả năng chống oxy hóa cao nhất...

Inox 304 thường được sử dụng trong các thiết bị y tế, sản xuất nồi chảo...

Inox 304 là gì?

Ưu điểm của inox 304:

  • Có độ sáng bóng cao nên rất thẩm mỹ, bền đẹp.
  • Không bị oxy hóa, han gỉ, không phản ứng với thực phẩm nên an toàn cho sức khỏe của người dùng.

Nhược điểm của inox 304:

  • Khi cầm nặng tay.
  • Giá thành cao.
  • Không có tính nhiễm từ nên sản phẩm xoong nồi làm từ inox 304 thường có đáy được phủ bởi 1 lớp inox 430 để có thể dùng trên bếp từ.

Inox 316 là gì?

Inox 316 có thành phần chính là 16 - 18% Crom, 10 - 14% Niken còn lại là các thành phần khác như Carbon, Silic, Mangan, Phospho và lưu huỳnh...

Loại inox này có khả năng chịu nhiệt cao lên tới 870 độ C, thậm chí có thể lên đến 925 độ C nên thường được ứng dụng trong ngành cơ khí.

Inox 316 là gì?

Ưu điểm của inox 316:

  • Khả năng chống ăn mòn tốt hơn inox 304, đặc biệt là ở môi trường nước mặn hoặc hóa chất ăn mòn.
  • Dễ dàng vệ sinh, hạn chế ố vàng, đem lại tính thẩm mỹ cao.
  • Khả năng hàn tốt, giúp dễ thi công, gia công.
  • Độ bền tốt và có khả năng chịu lực mài mòn, trầy xước cao.

Nhược điểm của inox 316:

  • Giá thành thường cao hơn inox 304.
  • Độ cứng thấp hơn một số loại thép khác.
  • Khả năng chống ăn mòn cao nên cũng gặp nhiều khó khăn khi sản xuất, đòi hỏi người thợ phải có kỹ thuật cao.

Inox 430 là gì?

Đây là loại inox có chứa 18% Crom và 0% Niken còn lại là sắt và các thành phần khác. Loại inox 430 này có đặc tính nổi bật là nhiễm từ, tức là có thể hút được nam châm.

Inox 430 thường được ứng dụng để sản xuất chảo, xoong, nồi hoặc được dùng để làm lớp phủ ngoài cùng ở đáy nồi...

Inox 430 là gì?

Ưu điểm của inox 430:

  • Cầm nhẹ tay.
  • An toàn cho sức khỏe của người dùng.
  • Vẻ ngoài sáng bóng, có tính thẩm mỹ cao.
  • Các loại xoong nồi làm từ chất liệu này có thể dùng được trên bếp từ.

Nhược điểm của inox 430:

  • Có độ bền tốt, khả năng chịu oxy hóa thấp.
  • Mỏng, dễ bị hoen ố nếu sử dụng lâu ngày làm ảnh hưởng tới độ thẩm mỹ.

Inox 201 là gì?

Thành phần của inox 201 thường bao gồm 18% Crom và 3% Niken còn lại là sắt và các thành phần khác.

Loại inox này có độ bền cao, khả năng chống mài mòn tốt và thường được ứng dụng để chế tạo các sản phẩm gia dụng như làm nồi, chảo, ruột bình giữ nhiệt, ruột bình đun nước siêu tốc...

Inox 201 là gì?

Ưu điểm của inox 201:

  • Giá thành rẻ.
  • Độ bền khá tốt.
  • Trọng lượng nhẹ.
  • An toàn cho sức khỏe của người dùng.

Nhược điểm của inox 201:

  • Không sử dụng được trên bếp từ.
  • Dễ bị ăn mòn hơn so với inox 304.

Inox có nhiều loại khác nhau

Phân biệt inox 304 và inox 201, 316, 430

Cách phân biệt inox 304 và inox 201

Cách 1: Inox 304 có hút nam châm không? Câu trả lời là không. Và đây cũng chính là bí quyết giúp bạn phân biệt inox 201 và inox 304. Để phân biệt 2 loại inox này, bạn có thể đặt 1 chiếc nam châm ở giữa và ngay lập tức, nam châm sẽ có xu hướng bị hút về phía của inox 201.

Cách phân biệt inox 304 và inox 201

Cách 2: Bạn lấy miếng sắt cọ nồi chà lên bề mặt inox sau đó quét một lớp nước tẩy bồn cầu lên trên và để khoảng 10 - 20 phút. Kết quả, inox 304 hầu như không thấy đổi màu còn inox 201 sẽ hơi bị ố vàng.

Cách 3: Bạn có thể phân biệt 2 loại inox này bằng tia lửa điện. Khi dùng máy cắt tác động lên inox thì inox 304 có ít tia lửa điện hơn và nếu có thì nó sẽ có màu vàng nhạt. Trong khi đó, inox 201 sẽ có nhiều tia lửa điện và có màu vàng đậm.

Cách phân biệt inox 304 và inox 201 bằng tia lửa điện

Cách 4: Ngoài những cách trên, bạn có thể phân biệt 2 loại inox này bằng cách nhìn bằng mắt thường. Inox 304 có độ sáng nhưng nhìn kỹ vẫn thấy hơi đục trong khi đó inox 201 sáng bóng nhiều hơn.

Cách phân biệt inox 430 và 304 bằng axit đặc

Sử dụng axit H2SO4 hoặc HCL là cách chuẩn xác nhất dùng để phân biệt inox 304 với cả inox 430 và inox 201. Bạn tiến hành nhỏ 1 giọt axit đã chuẩn bị lên bề mặt của inox. Nếu là inox 304 thì nó sẽ không có phản ứng gì hoặc chỉ bị chuyển sang màu xám một chút. Còn nếu là inox 430 hoặc inox 201 thì sẽ có hiện tượng sủi bọt và chuyển sang màu hơi đỏ.

Cách phân biệt inox 304 và inox 316

Để phân biệt inox 304 và inox 316 bạn cũng có thể sử dụng cách dùng các loại axit đặc nhỏ lên. Nếu là inox 316 thì sẽ thấy xuất hiện bọt còn nếu là inox 304 thì bạn sẽ không thấy hiện tượng đó xảy ra.

Cách phân biệt inox 304 và inox 316

Nên sử dụng loại inox nào?

Việc lựa chọn inox nào để sử dụng còn tùy thuộc vào mục đích sử dụng, điều kiện kinh tế của mỗi người.

Nếu bạn chọn inox để dùng trong nấu ăn, chế biến thực phẩm, làm dụng cụ đựng thực phẩm thì cần chọn loại inox có chất lượng tốt, bền bỉ, an toàn với sức khỏe như inox 304, tuy nhiên loại inox này có giá thành cao nên bạn cần cân nhắc điều kiện tài chính. Còn nếu điều kiện kinh tế eo hẹp hơn, bạn có thể chọn các sản phẩm làm từ inox 201 nhé.

Hoặc nếu bạn muốn chọn dụng cụ nấu có thể dùng được trên bếp từ, hãy chọn sản phẩm có đáy được phủ inox 430.

Nên sử dụng loại inox nào?

Mong rằng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây đã giúp bạn biết inox là gì rồi. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi!

Đừng quên thường xuyên truy cập chuyên mục Kinh nghiệm mua sắm của META để cập nhật nhiều thông tin hữu ích bạn nhé. Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết tiếp theo.

META.vn - Mua Hàng Chính Hãng Online, Giá Tốt!

Chia sẻ bài viết
Sắp xếp theo
Xóa Gửi bình luận