Nhớt máy phát điện là gì? Máy phát điện dùng loại nhớt nào? Cách thay nhớt máy phát điện như thế nào? Đó là những câu hỏi mà rất nhiều người dùng máy phát điện đã và đang thắc mắc. Trong bài viết này, META sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về nhớt máy phát điện và cách thay nhớt cho máy phát điện nhé!
Nhớt hay dầu nhớt máy phát điện là một loại chất lỏng chuyên dụng dùng để bôi trơn cho các động cơ máy phát điện, hoàn toàn khác với dầu diesel. Nó là hỗn hợp được điều chế theo công thức đặc biệt, gồm dầu gốc và các loại phụ gia như chất chống oxy hóa, ức chế tạo bọt, ức chế han gỉ, chống ăn mòn...
Xêm thêm: Máy phát điện chạy bằng gì?
Dầu nhớt máy phát điện có nhiều tác dụng quan trọng giúp động cơ của máy vận hành ổn định và bền bỉ như: Làm mát, làm sạch và bảo vệ động cơ, làm kín các chi tiết như piston, xéc măng, thành xi lanh, giảm ma sát, chống mài mòn, hoen gỉ… Cụ thể:
Xem thêm: Dầu chạy máy phát điện là dầu gì?
Động cơ là một bộ phận rất quan trọng nên máy phát điện dùng nhớt gì là điều mà chúng ta cần tìm hiểu thật kỹ. Thông thường, mỗi dòng máy sẽ đi kèm một hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất, bạn chỉ cần xem phần bảo trì máy phát để biết loại dầu chính xác mà động cơ máy của bạn đang sử dụng là loại nào. Động cơ của máy phát điện sẽ khác nhau thì loại dầu sử dụng cũng sẽ khác nhau.
Có 3 loại dầu động cơ thông dụng nhất đang được sử dụng là:
Khi chọn mua, người dùng cần lựa chọn sản phầm của các thương hiệu uy tín, được Hiệp hội SAE hay API cấp phép sử dụng được cho động cơ máy phát điện. Một số thương hiệu mà bạn có thể tham khảo đó là Castrol, Shell, Generac… Giá nhớt máy phát điện trên thị trường hiện nay cũng dao động khá lớn trong khoảng từ 100 - 500 nghìn đồng, thậm chí có thể lên đến vài triệu đồng tùy từng loại cũng như dung tích.
Có 2 chỉ số quan trọng về dầu nhớt mà bạn cần biết khi chọn mua dầu nhớt cho máy phát điện, bao gồm:
Chỉ số độ nhớt bao gồm chỉ số mùa đông và chỉ số mùa hè, trong đó:
Một vài loại nhớt được đo ở cả 2 điều kiện sẽ có kí hiệu 15W-20, 15W-40... Đối với nhiệt độ nóng thì số thứ hai càng cao càng tốt. Điều này đồng nghĩa với việc dầu càng đặc thì khả năng bôi trơn càng tăng cường.
Chỉ số phẩm chất API (chỉ số dùng để để phân loại chất lượng của nhớt động cơ xăng và diesel), trong đó:
Xem thêm: Máy phát điện chạy liên tục được bao lâu?
Thông thường, người dùng được khuyến cáo nên thay nhớt máy phát điện chạy dầu diesel sau khoảng 350 giờ vận hành. Tuy nhiên, với điều kiện sử dụng trong môi trường khắc nghiệt, nhiều bụi bẩn thì thời gian thay nhớt có thể rút ngắn xuống còn 250 giờ, thậm chí là 100 giờ. Tốt nhất bạn nên kiểm tra máy phát điện thường xuyên để thay nhớt cho động cơ kịp thời giúp kéo dài tuổi thọ thiết bị.
Xem thêm: Làm gì khi máy phát điện ra nhiều khói, ra khói đen, xám, trắng, xanh?
Nổ máy phát điện và chạy ở chế độ không tải đến khi máy ấm lên, sau đó tắt máy và mở nước thăm dầu. Dùng khay hoặc thùng để dưới lỗ xả dầu, mở nắp lỗ xả để dầu nhớt cũ chảy ra hết thì thì vặn nắp lại cho thật chặt.
Đặt thùng hứng nhớt dầu xả vào đúng vị trí đường nhớt xả sau đó tháo bu lông cửa xả nhớt. Khi tháo bu lông cửa xả nhớt, bạn cần nhanh tay giữ bu lông để nó không rơi vào trong thùng hoặc cũng có thể để nắp lưới trên miệng thùng hứng nhớt. Để nhớt xả chảy hết vào thùng rồi sau đó bắt lại bu lông cửa xả nhớt với lực vừa đủ.
Bạn sử dụng dụng cụ mở theo đúng kích cỡ của lọc nhớt của máy phát điện. Tháo bỏ lọc nhớt cũ sau khi đã xả hết nhớt dầu cũ của máy phát điện (cứ 2 đến 3 lần thay nhớt thì cần thay lọc 1 lần).
Thay thế lọc nhớt cũ bằng lọc nhớt mới có kích thước giống với loại lọc mà bạn vừa mới tháo ra. Lưu ý, trước khi lắp lọc nhớt mới vào, bạn cần bôi một lớp nhớt lên vòng cao su để tăng khả năng bít kín.
Mở nắp nhớt máy và từ từ đổ dầu nhớt vào máy, dùng que thăm nhớt để kiểm tra sao cho mức dầu nằm ở giữa khoảng min và max là được. Nếu bạn không biết được lượng dầu nhớt cần châm vào động cơ bao nhiêu thì có thể tham khảo sách hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
Sau khi đã châm dầu nhớt vào động cơ máy phát điện xong, bạn tiến hành khởi động lại máy để nhớt mới bôi trơn các bộ phận đồng thời cũng để kiểm tra xem máy có hoạt động bình thường không. Cuối cùng, bạn cài đặt lại thời gian báo thay nhớt cho lần kế tiếp là xong.
Xem thêm: Máy phát điện bị sụt áp: Nguyên nhân và cách khắc phục
Nhìn chung, quá trình thay nhớt máy phát điện không quá khó, chúng ta hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, khi thay nhớt máy phát điện, bạn cần lưu ý:
Xem thêm: Nước làm mát máy phát điện là gì và cách thay
Trên đây là những thông về nhớt máy phát điện và cách thay dầu nhớt cho máy phát điện mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ có ích với bạn.
Đừng quên thường xuyên truy cập META.vn để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé! Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau!