Máy phát điện ngày càng trở nên quan trọng khi số lượng thiết bị sử dụng điện tăng lên và nguồn cung điện không đủ để đáp ứng nhu cầu, hay khi xảy ra các sự cố làm mất điện. Vậy máy phát điện là gì, cấu tạo máy phát điện ra sao, các loại máy phát điện, giá máy phát điện và cần lưu ý gì khi mua máy phát điện?
Máy phát điện là gì?
Máy phát điện (tiếng Anh là electric generator), hay được gọi ngắn gọn là máy phát, là một thiết bị chuyển đổi động năng (năng lượng cơ học) hoặc năng lượng dựa trên nhiên liệu (năng lượng hóa học) thành năng lượng điện để sử dụng trong mạch ngoài. Trong đời sống hàng ngày, ta thường gặp loại máy phát điện dựa trên nhiên liệu là xăng hoặc dầu.
Nhờ máy phát điện, bạn có sẵn nguồn điện dự phòng để sử dụng các thiết bị điện khi mất điện hoặc không có sẵn điện, giúp các hoạt động sinh hoạt thông thường trong đời sống cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn khi không có điện lưới, nhất là vào mùa hè khi thời tiết nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện tại các hộ gia đình tăng cao, dễ dẫn đến tình trạng mất điện do quá tải.
Cấu tạo của máy phát điện
Máy phát điện có cấu tạo gồm các bộ phận chính như sau:
- Động cơ: Có vai trò cung cấp năng lượng đầu vào cho máy phát điện.
- Đầu phát: Có vai trò tạo ra dòng điện.
- Hệ thống nhiên liệu: Có vai trò chứa, cung cấp, quản lý nhiên liệu cho động cơ.
- Ổn áp: Có vai trò quản lý, quy định điện áp đầu ra của máy phát điện.
- Hệ thống làm mát: Có vai trò làm mát (thông gió, thu hồi nhiệt) cho máy phát điện.
- Hệ thống bôi trơn: Có vài trò bôi trơn cho động cơ máy phát điện bằng cách sử dụng dầu bôi trơn để động cơ có thể hoạt động bên bỉ, trơn tru, êm ái.
- Hệ thống xả: Có vai trò lọc các khí thải do máy điện thải ra.
- Hệ thống sạc: Có vai trò tích điện và giữ điện áp thả nổi cho pin của máy phát điện ở mức nhất định để khởi động máy.
- Bảng điều khiển: Có vai trò giúp người dùng thực hiện bật, tắt, điều khiển các chức năng của máy phát điện.
Nguyên lý hoạt động của máy phát điện
Máy phát điện chuyển đổi cơ năng thành điện năng bằng cách sử dụng các định luật về cảm ứng điện từ và tác dụng của từ trường lên dòng điện. Máy sử dụng cơ năng để dịch chuyển các điện tích qua dây dẫn, tạo thành dòng điện tích, từ đó cung cấp năng lượng điện cho các thiết bị điện.
Máy phát điện có những loại nào?
Hiện nay có rất nhiều loại cơ sở để phân loại các mẫu máy phát điện đang có mặt trên thị trường, trong đó có thể kể đến một số cách phổ biến như sau:
- Dựa trên nguồn nhiên liệu sử dụng: Gồm 2 loại chính là máy phát điện chạy dầu diesel và máy phát điện chạy xăng. Ngoài ra, hiện nay cũng đã xuất hiện các loại máy phát điện sử dụng năng lượng xanh thân thiện với môi trường hơn như máy phát điện chạy bằng khí biogas, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nước nhưng những loại máy này thường yêu cầu khá nhiều điều kiện để sử dụng (ví dụ như có hầm làm biogas, cần đáp ứng các yêu cầu về sức gió...).
- Dựa trên quy mô sử dụng: Gồm máy phát điện công nghiệp với công suất lớn, cấp được điện cho nhiều thiết bị cùng lúc mà không bị quá tải để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại nhà máy, tòa nhà...; máy phát điện gia đình với công suất trung bình, cấp điện áp ở mức 220V cho các thiết bị điện gia dụng để phục vụ hoạt động sinh hoạt thường ngày tại các gia đình; máy phát điện mini xách tay với công suất nhỏ, có thể dễ dàng di chuyển tới nhiều địa điểm khác nhau để phục vụ các hoạt động của ít thiết bị.
- Dựa trên điện áp pha của nguồn điện ra: Gồm máy phát điện 1 pha, máy phát điện 3 pha.
- Dựa trên chiều của dòng điện ra: Gồm máy phát điện 1 chiều, máy phát điện xoay chiều.
- Dựa trên hệ thống khởi động: Gồm máy phát điện có đề là loại có ắc quy để khởi động máy, máy phát điện giật tay (máy phát điện giật nổ) là loại phải dùng lực của tay để khởi động máy, máy phát điện tự động là loại tự khởi động khi xảy ra hiện tượng mất điện.
Đặc điểm của máy phát điện
Máy phát điện có các chức năng phát điện, chỉnh lưu và hiệu chỉnh điện áp, do đó có thể đáp ứng cung cấp điện năng cho các thiết bị điện khi không có điện lưới. Máy phát điện không chỉ giúp các hoạt động sinh hoạt thường nhật, làm việc, kinh doanh, sản xuất, xây dựng... diễn ra bình thường, chủ động và hạn chế ảnh hưởng khi bị mất điện (do cắt điện luân phiên vào mùa hè, do cắt điện để bảo trì đường dây, hệ thống điện...) mà còn hỗ trợ thúc đẩy các hoạt động nông nghiệp, sinh hoạt, giáo dục, y tế... ở những vùng sâu, vùng xa chưa có điện lưới được hiệu quả hơn.
Các mẫu máy phát điện trên thị trường hiện nay không chỉ đa dạng về mẫu mã, tính năng mà cũng được cải tiến để tăng cường hiệu suất hoạt động, sự ổn định, tuổi thọ, sự tiện lợi, an toàn khi sử dụng cũng như giảm được mức tiêu thụ nhiên liệu, độ ồn trong khi sử dụng. Chính vì thế, thiết bị này cũng ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn ngay tại các gia đình, thay vì chỉ sử dụng tại các nhà máy, tòa nhà lớn... như trước đây.
Giá máy phát điện bao nhiêu?
Giá máy phát điện trên thị trường hiện nay dao động trong khoảng từ 2 triệu đồng cho tới 40 triệu, thậm chí vài trăm triệu đồng tùy thuộc vào loại nhiên liệu máy sử dụng, công suất, các thông số kỹ thuật của máy cũng như thương hiệu sản xuất. Cụ thể, giá máy phát điện thông dụng thường dao động:
- Giá máy phát điện chạy dầu diesel: 17,7 - 36 triệu đồng
- Giá máy phát điện chạy xăng: 2 triệu - 65 triệu đồng
Chính vì thế, bạn nên chọn loại phù hợp với nhu cầu sử dụng để tiết kiệm chi phí mua máy nhất.
Mua máy phát điện loại nào tốt?
Để chọn mua được một chiếc máy phát điện chất lượng, giá hợp lý, bạn nên lưu ý một số điểm sau:
- Lựa chọn máy phát điện phù hợp với nhu cầu sử dụng: Bạn sẽ cần tính toán tổng công suất các thiết bị điện cần sử dụng khi mất điện để chọn được thiết bị phát điện có công suất hợp lý nhất, tránh việc chọn máy có công suất quá thấp sẽ khiến máy bị quá tải cũng như máy có công suất quá cao lại lãng phí, và cả hai trường hợp này cũng đều ảnh hưởng xấu đến tuổi thọ của máy.
Ví dụ, thông thường, với máy phát điện gia đình để cung cấp điện sinh hoạt tại nhà phòng trường hợp mất điện thì có thể chọn loại có công suất 2kW đến 4kW nếu chỉ dùng cho mục đích thắp sáng, chạy quạt, nồi cơm điện hoặc tivi, còn nếu muốn sử dụng thêm các thiết bị tốn nhiều điện hơn như điều hòa, máy lạnh thì nên chọn loại công suất lớn hơn từ 4kW đến 6kW.
- Với các máy phát điện gia đình, nên ưu tiên lựa chọn máy có thiết kế nhỏ gọn, dễ di chuyển để giúp việc sử dụng linh hoạt, đơn giản hơn.
- Lựa chọn máy có độ ồn trong giới hạn cho phép để không gây ảnh hưởng tới cuộc sống và công việc. Đặc biệt, với gia đình có trẻ nhỏ, người già, người bệnh, sống ở khu dân cư đông đúc thì nên chọn loại máy phát điện có khả năng chống ồn để không gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của mọi người trong gia đình cũng như các gia đình xung quanh.
- Lựa chọn máy phát điện từ các thương hiệu uy tín để đảm bảo về chất lượng, độ bền và chế độ bảo hành, không nên mua máy giá quá rẻ hoặc không rõ nguồn gốc, xuất xứ để tránh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Một số thương hiệu để bạn tham khảo như máy phát điện Hyundai, máy phát điện Ford, máy phát điện Bgas, máy phát điện Fujihaia, máy phát điện Honda, máy phát điện Yamaha, máy phát điện Total, máy phát điện Elemax...
Lưu ý gì khi sử dụng máy phát điện?
Trong quá trình sử dụng máy phát điện, bạn cũng cần lưu ý một số điểm sau để đảm bảo máy hoạt động hiệu quả và bền bỉ:
- Đảm bảo vận hành máy đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, tránh để máy hoạt động quá tải.
- Chuẩn bị đủ nhiên liệu cho máy, trong quá trình thêm nhiên liệu cần đảm bảo các quy tắc an toàn, chống cháy nổ...
- Cần vệ sinh, bảo trì, bảo dưỡng máy định kỳ, chú ý các hệ thống làm mát, bôi trơn... để các linh kiện bên trong máy không bị ảnh hưởng bởi bụi bẩn, cặn, tạp chất...
- Đặt máy ở những vị trí phù hợp, thoát khí tốt để đảm bảo an toàn, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Mua máy phát điện ở đâu tốt, giá rẻ?
META.vn với trên 15 năm kinh nghiệm bán hàng trực tuyến cam kết cung cấp nhiều loại máy phát điện công suất 1 - 8kW chính hãng chất lượng, có bảo hành với mức giá ưu đãi tốt nhất trên thị trường.
Để được tư vẫn và hỗ trợ mua các loại máy phát điện, Quý khách hãy nhanh tay liên hệ với chúng tôi bằng cách đặt hàng trực tuyến tại website META.vn hoặc gọi đến hotline Hà Nội 024.35.68.69.69 - TP. HCM 028.3833.6666. Đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm của chúng tôi sẽ hỗ trợ Quý khách nhanh nhất, tận tình nhất!