Sụt áp là sự cố có thể gặp phải trong quá trình sử dụng máy phát điện. Vậy nguyên nhân máy phát điện bị sụt điện áp là gì, cách khắc phục như thế nào? Bạn hãy cùng theo dõi phần chia sẻ dưới đây của META.vn để có câu trả lời nhé!
Sụt áp hay còn gọi là sụt thế. Đây là hiện tượng điện áp đầu ra của máy phát điện bị giảm đột ngột, không đủ để cung cấp cho các thiết bị tải.
Điều này sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của máy phát điện và các thiết bị tải.
Vì thế, nếu máy phát điện bị sụt áp, bạn cần dừng ngay hoạt động của máy và tìm hiểu nguyên nhân. Vậy dấu hiệu nào để bạn có thể nhận biết máy phát điện đang bị sụt áp?
Xem thêm: Nguyên nhân máy phát điện bị nóng và cách khắc phục
Nếu bạn thấy máy phát điện hoặc thiết bị tải hoạt động chập chờn, không ổn định hoặc phát ra tiếng ồn lớn hơn bình thường thì rất có thể máy phát điện của bạn đang bị sụt áp.
Xem thêm: 3 Cách làm giảm tiếng ồn máy phát điện hiệu quả nhất
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng máy phát điện bị sụt áp. Dưới đây là những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này và cách khắc phục cụ thể.
Nếu bạn sử dụng lượng thiết bị tải có tổng công suất lớn hơn công suất của máy phát điện thì sẽ khiến máy phát điện bị quá tải và gây ra hiện tượng sụt áp. Đây là một nguyên nhân thường gặp nhất gây ra hiện tượng này trên máy phát điện.
Để khắc phục, bạn chỉ cần ngắt bớt các thiết bị tải kết nối với máy phát điện và đảm bảo rằng tải của các thiết bị được kết nối không vượt quá khả năng hoạt động của máy phát. Thông thường, bạn chỉ nên sử dụng 80% công suất định mức của máy phát điện để đảm bảo cấp điện tốt nhất cho các thiết bị tải.
Xem thêm: Quy trình và các cách thử tải máy phát điện chi tiết nhất
Đôi khi turbo của máy phát điện không thể cung cấp đủ không khí và áp suất cao mà máy phát điện cần để hoạt động hết công suất. Điều này sẽ khiến máy phát điện không thể hoạt động ở mức công suất tối đa. Do đó, máy sẽ chạy chậm lại hoặc bị chết máy khi mức điện áp bị sụt giảm quá mức.
Trong trường hợp này, rất khó để bạn có thể kiểm tra xem turbo máy phát điện có bị hỏng hay không. Vì vậy, bạn nên liên hệ tới trung tâm bảo hành của hãng hoặc đơn vị sửa chữa máy phát điện chuyên nghiệp để được hỗ trợ.
Điện áp của máy phát điện có thể giảm do thiếu nhiên liệu hoặc nguồn nhiên liệu được cấp vào xy lanh không liên tục. Điều này có thể xuất phát từ các nguyên nhân như bình chứa nhiên liệu hết hoặc còn ít, bộ lọc dầu bị tắc, bơm nhiên liệu bị hỏng...
Lúc này, bạn cần:
Xem thêm: Cách tính nhiên liệu tiêu thụ của máy phát điện
Bộ ngắt mạch (cầu dao) là một bộ phận quan trọng của máy phát điện. Bộ phận này sẽ làm nhiệm vụ ngắt nguồn điện bất cứ khi nào điện áp tăng cao, đảm bảo an toàn cho các thiết bị tải. Nếu bộ ngắt mạch bị hỏng thì sẽ có thể làm giảm điện áp một cách không cần thiết và gây ra hiện tượng sụt điện áp ở máy phát điện.
Trong trường hợp này, bạn hãy sử dụng đồng hồ vạn năng để kiểm tra hoạt động của cầu dao và đo điện trở bên trong bảng điện, cũng như trên các đầu nối dây dẫn. Nếu đồng hồ hiển thị quá tải, thì bạn liên hệ tới nhân viên sửa chữa chuyên nghiệp để kiểm tra kỹ lưỡng hoặc thay thế nó.
Nguyên nhân máy phát điện bị sụt áp có thể do tụ điện bị hỏng. Bởi bộ phận này có trách nhiệm tạo và điều chỉnh điện áp của máy phát điện.
Để khắc phục máy phát điện bị sụt áp do tụ điện, bạn cần thực hiện theo các bước sau:
Từ tính dư của máy phát điện sẽ bị giảm dần, thậm chí là mất đi do máy không hoạt động trong thời gian dài hoặc bị rung động trong quá trình vận chuyển. Nếu từ tính dư không đủ thì nó không thể tạo ra điện áp đầu cực cần thiết để sạc cho tụ điện, dẫn đến hiện tượng máy phát không tạo ra nguồn điện khi khởi động. Đây chính là một nguyên nhân gây ra tình trạng sụt áp ở máy phát điện.
Đối với trường hợp này, bạn cần phải dùng một acquy DC bên ngoài để cấp điện cho đầu ra của dây quấn kích từ trong một thời gian ngắn. Điều này sẽ hỗ trợ tạo ra điện áp và giúp tụ điện hoạt động.
Chú ý: Trước khi kích từ bạn cần xác định chính xác cực dương và cực âm của acquy và cuộn dây. Sau đó nối hai cực dương với cực dương, cực âm với cực âm. Nếu bảng điều khiển của máy phát điện được trang bị mạch từ hóa thì công tắc bật/tắt phải được chuyển sang vị trí từ hóa.
Rôto tích điện từ tính quay trong stato của máy phát điện. Nếu stato có vấn đề thì sẽ gây ra hiện tượng sụt giảm điện áp ở máy phát điện.
Vì thế, khi máy phát bị sụt áp, bạn cần kiểm tra xem cuộn dây stato có mạch nào bị hỏng không. Bạn cũng cần sử dụng đồng hồ vạn năng để kết kiểm tra điện trở của cuộn dây. Giá trị điện trở thu được phải phù hợp với tiêu chuẩn của nhà sản xuất.
Stator có 2 loại là stator có chổi than và không chổi than. Chúng có cách hoạt động khác nhau. Vì vậy, khi kiểm tra stator, bạn cần có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm sửa chữa. Nếu không có kinh nghiệm, bạn nên liên hệ với trung tâm bảo hành hoặc đơn vị sửa chữa chuyên nghiệp.
AVR đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của máy phát điện. Nó chịu trách nhiệm điều chỉnh và cân bằng điện áp do máy phát tạo ra. Nếu AVR bị gặp trục trặc, mất khả năng tự điều chỉnh điện áp nguồn điện ra máy phát tạo ra.
Ngoài ra, nếu mức tăng điện áp AVR được đặt quá thấp để đáp ứng với tải đang sử dụng thì cũng sẽ khiến máy phát điện bị sụt áp.
Với trường hợp AVR bị hỏng, bạn nên liên hệ ngay với các đơn vị sửa chữa máy phát điện uy tín để được nhân viên kỹ thuật hỗ trợ tốt nhất. Bạn không nên tự ý tháo tung máy ra để sửa nếu như không có trình độ chuyên môn. Bởi mỗi loại máy phát điện khác nhau thì sẽ có những thiết kế mạch AVR khác nhau.
Dây dẫn quá nhỏ cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng máy phát điện bị sụt áp. Nó không thể xử lý được dòng điện chạy qua chúng, dẫn đến hiện tượng quá tải, gây nóng dây.
Trong trường hợp này, bạn cần tính toán tiết diện dây dẫn theo dòng điện sao cho phù hợp.
Xem thêm: Cách tránh bị ngạt khí khi sử dụng máy phát điện
Máy phát điện bị sụt điện áp có thể làm giảm hiệu suất hoặc làm hỏng thiết bị. Để ngăn chặn sự cố này xảy ra và đảm bảo máy phát hoạt động ở mức hiệu quả cao nhất, bạn cần chú ý một số vấn đề như sau:
Việc này rất cần thiết để bạn có thể phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sự cố phát sinh trong máy phát điện. Công việc bảo dưỡng máy phát điện bao gồm kiểm tra và làm sạch các bộ phận của máy như cuộn dây, dây dẫn và bộ điều chỉnh điện áp...
Sử dụng dây dẫn có tiết diện phù phù hợp với dòng điện cần tải sẽ hỗ trợ máy phát điện hoạt động ở mức công suất tối ưu nhất và ngăn chặn tình trạng sụt điện áp.
Bạn cần đảm bảo máy phát điện không hoạt động vượt quá khả năng của nó.
Bạn cần duy trì điện áp kích thích phù hợp để đảm bảo máy phát điện khởi động tốt và không bị sụt áp. Để làm được điều này, bạn cần thường xuyên kiểm tra, hiệu chuẩn ổn áp và theo dõi điện áp kích hoạt trong quá trình vận hành máy.
Việc kiểm tra nhiên liệu có đủ hay không trước khi cho máy phát điện hoạt động là việc vô cùng cần thiết. Nó vừa có thể ngăn ngừa máy phát điện không bị sụt áp vừa hỗ trợ máy hoạt động tối ưu.
Xem thêm: Nước làm mát máy phát điện là gì và cách thay
Mong rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp bạn biết được nguyên nhân và cách khắc phục máy phát điện bị sụt áp. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Đừng quên thường xuyên truy cập website META.vn để mua sắm và xem thêm nhiều bài viết tư vấn về điện máy hữu ích bạn nhé.