Bàn là, bàn ủi hơi nước đứng của Philips là dòng sản phẩm bàn ủi hơi nước đứng khá phổ biến tại thị trường Việt Nam, được nhiều người tin tưởng chọn mua. Tuy nhiên, không phải ai sở hữu thiết bị này cũng biết sử dụng nó đúng cách để phát huy hiệu quả tốt nhất. Hãy đọc ngay bài viết dưới đây xem bạn đã biết cách sử dụng bàn ủi hơi nước đứng Philips chưa nhé!
Cũng giống như các sản phẩm khác, trước khi sử dụng bàn là hơi nước đứng Philips (bàn ủi cây, bàn ủi hơi nước cầm tay), bạn nên kiểm tra qua một lần để đảm bảo hiệu quả sử dụng và độ an toàn.
Với bàn là cây, nếu là lần đầu sử dụng, bạn cần lắp đặt chúng theo hướng dẫn sử dụng đi kèm, còn đối với những lần sử dụng tiếp theo, bạn cần kiểm tra các chi tiết đã được kết nối khớp với nhau chưa, tránh tình trạng các khớp bị lỏng lẻo do quá trình bạn di chuyển.
Cách lắp bàn là hơi nước đứng Philips cũng khá đơn giản:
Hướng dẫn chi tiết cách lắp đặt bàn là cây đứng Philips
Nếu như bàn là đã được lắp đặt từ trước thì trong những lần sử dụng dụng sau, bạn cần kiểm tra dây dẫn hơi nước có bị xoắn hay gấp ở vị trí nào không, đặc biệt là những vết thủng có thể bất ngờ xuất hiện trên thân dây dễ gây bỏng và làm giảm hiệu quả là ủi của bạn.
Sau khi kiểm tra, bạn tiến hành châm nước vào bình chứa nước của bàn là cây Philips, châm nước tối đa 2/3 dung tích bình, sau đó cắm điện và chờ bàn là nóng lên trong khoảng 2 - 3 phút.
Kiểm tra độ phun hơi của bàn là trước khi dùng bằng cách nhấn nút trên tay cầm để phun hơi nước, khi thấy hơi nước phun ra ổn định thì bắt đầu ủi đồ.
Bước 1: Phân loại quần áo
Cũng giống như việc sử dụng bàn là khô, bạn nên phân chia cụ thể từng loại quần áo để sắp xếp thứ tự là hợp lý. Ví dụ bạn là đồ mỏng trước, đồ dày sau, đồ không màu trước, đồ có màu sau. Khác với bàn là khô, bàn là hơi nước có khả năng là ủi mọi loại vải, kể cả những loại vải khó là ủi như đồ len, đồ lụa...
Khi treo quần áo để là, bạn có hai cách: Treo lên giá treo ngay trên thân bàn là hoặc treo trên giá phơi quần áo chuyên dụng rồi tiến hành là.
Bước 2: Chọn chế độ phù hợp
Tuy bàn là hơi nước có khả năng là ủi trên mọi chất liệu, bạn cũng nên xem xét chất liệu vải và lựa chọn chế độ phù hợp. Với bàn là cây hơi nước Philips, thường sẽ có 5 chế độ phun hơi nước từ thấp đến cao cho người dùng lựa chọn. Ngoài ra, một số model còn có các chế độ phụ để bạn lựa chọn như:
Sau khi lựa chọn được chế độ phù hợp, bạn cần lựa chọn mức công suất hơi nước sao cho phù hợp với loại vải. Vải mỏng, nhẹ hoặc loại vải nhạy cảm như voan, lụa... nên chọn công suất phun hơi nước thấp, loại vải dày như lông, len... nên chọn công suất phun hơi nước cao.
Bước 3: Tiến hành ủi quần áo
Hướng mặt đế về phía quần áo và bắt đầu đưa bàn ủi hơi nước theo chiều dọc từ trên xuống, vừa kéo bàn là vừa nhấn nút phun hơi nước (nếu hơi nước ra tự động thì không cần nhấn nút). Bạn không cần phải ép sát mặt đế vào vải, hơi nước phun ra sẽ làm thẳng các nếp nhăn.
Nếu quần áo nhăn nhiều, luồn tay cầm vào bên trong quần áo để ủi hiệu quả hơn (phải đeo găng tay để chống bỏng).
Khi ủi quần áo có các họa tiết thêu, đính đá, kết cườm… thì bạn hướng mặt bàn ủi cách ra khoảng 2 - 5cm để không làm trầy mặt bàn ủi. Nếu trang phục quá nhăn hoặc có quá nhiều chi tiết đính kết thì bạn nên lộn ngược quần áo và ủi mặt trái.
Bước 4: Chờ quần áo khô
Khi mới ủi hơi nước xong, quần áo sẽ hơi ẩm một chút. Bạn chỉ cần treo quần áo bên ngoài thêm khoảng 5 phút để quần áo khô hẳn trước khi cất vào tủ áo là được.
Do bàn là dùng áp lực của hơi nước để ủi phẳng chất liệu, nhiệt độ của hơi nước qua bình đun ra đầu ủi có thể cao hơn 100oC, nên khi thao tác, người dùng cẩn thận tránh tiếp xúc với đầu ủi để không bị bỏng. Thao tác đúng là tay phải cầm đầu ủi, tay trái căng đồ dùng cần ủi, hai tay phối hợp nhịp nhàng, có thể ủi từ trên xuống dưới hoặc ngược lại. Tốt nhất, bạn nên đeo găng tay chống bỏng được đi kèm thiết bị (nếu có).
Vì máy ủi hơi dùng áp lực hơi nước làm phẳng quần áo nên chỉ cần ủi 1 mặt, không nhất thiết phải lộn lại mặt kia. Điều này giúp bạn vừa tiết kiệm thời gian lại tránh hao phí điện năng.
Bạn chỉ nên sử dụng nước sạch và tuyệt đối không dùng nước có hóa chất, nước xả quần áo với bàn ủi hơi nước đứng vì điều này có thể gây ra hiện tượng đóng cặn nồi hơi, tiếp đó gây tắc nghẽn đoạn dây dẫn nước tới bình đun, cuối cùng có thể gây ra chập cháy thiết bị.
Bạn cũng cần chú ý châm đủ nước vào bình chứa cho mỗi lần sử dụng. Nếu để bình nước cạn lâu sẽ sinh ra quá nhiệt cho bộ phận máy. Hiện tượng này nhẹ thì có thể gây biến dạng vỏ máy và các chi tiết máy, nặng hơn có thể gây cháy rơle. Nếu tình trạng này diễn ra nhiều lần sẽ gây ảnh hưởng xấu đến tuổi thọ của nồi hơi.
Khi sử dụng bàn là hơi nước cây đứng, bạn cần lưu ý luôn để dây dẫn hơi thẳng, nếu dây dẫn bị gấp khúc sẽ cản trở quá trình thoát hơi của bàn là, ảnh hưởng đến hiệu quả làm phẳng quần áo đồng thời làm tổn hại nồi hơi.
Sau khi ủi quần áo bằng bàn ủi hơi nước, có thể hơi nước vẫn còn bám lại một ít trên quần áo. Đối với chất liệu mỏng, ủi xong có thể dùng ngay nhưng đối với chất liệu vải quá dày (len, dạ, nỉ...), sau khi ủi nên treo hong đến khi khô hẳn mới sử dụng.
Đa số máy ủi hơi đều có van xả nước bên cạnh thân máy để người dùng xả nước thừa sau mỗi lần sử dụng. Bạn chỉ cần lắc nhẹ vài lần sau đó mở van xả nước ra, đổ hết nước thừa đi để làm sạch cặn bên trong thân máy. Phần nước trong bình chứa nếu còn thừa sau khi sử dụng bạn cũng nên đổ bỏ, rửa sạch bình và để khô tự nhiên trước khi lắp trở lại thân máy.
Ngoài ra, sau khi sử dụng, bạn cần dùng khăn lau sạch chỗ tiếp xúc giữa bình chứa nước và máy. Sau đó hãy tiếp tục dùng một chiếc tăm nhỏ để làm sạch các lỗ thoát hơi nước trên mặt đế bàn ủi và lau lại bằng khăn mềm.
Nếu sử dụng ít thì 2 - 3 tháng nên vệ sinh bàn ủi hơi nước đứng một lần, nếu sử dụng nhiều thì bạn nên vệ sinh toàn bộ máy mỗi tháng.
>> Xem chi tiết: Hướng dẫn vệ sinh bàn là hơi nước đứng
Trên đây là chi tiết cách sử dụng bàn ủi hơi nước đứng Philips mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết cách sử dụng thiết bị sao cho hiệu quả nhất.
Đừng quên thường xuyên truy cập META.vn để tham khảo thêm nhiều tư vấn bàn là - bàn ủi quần áo hữu ích khác nhé! Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau!