Các lỗi thường gặp ở máy nén khí và cách khắc phục

👨 Đồng Bảo Huynh
04/04/2019 23.339

Trong quá trình sử dụng máy nén khí, chắc hẳn bạn sẽ không ít lần gặp phải những sự cố khiến máy không hoạt động hoặc hoạt động không được hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp một số lỗi thường gặp ở máy nén khí, giúp cho bạn có thể tìm ra phương án khắc phục một cách nhanh chóng khi thiết bị không may gặp trục trặc.

Sửa chữa máy nén khí

1. Máy nén khí ra nhiều nước

Đây là một trong những sự cố thường xuyên gặp phải trong quá trình sử dụng thiết bị này. Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng ra nhiều nước có thể do:

  • Khí hậu nước ta khá nóng ẩm, trong không khí chứa nhiều hơi nước chính vì vậy trong khi hoạt động bộ phận van hút mở, luồng khí sẽ đi vào và khí sẽ đưa vào cụm đầu nén. Tại bộ phận khoang nén, dầu và khí được trộn lẫn vào nhau. Sau quá trình này, hỗn hợp dầu khí được đưa qua bộ phận két giải nhiệt hoặc dẫn thẳng tới bộ phận bình dầu để tách dầu khỏi khí nén. Lúc này sẽ có rất nhiều nước bị đọng lại dưới đáy của bình dầu.
  • Ngoài ra, khi nhiệt độ máy quá thấp cũng phát sinh ra hiện tượng máy nén khí có nước. Trong trường hợp này, nếu nhiệt độ của dầu thấp thường sẽ là thấp hơn 60oC sẽ không đủ điều kiện cho nước bị bay hơi hoàn toàn. Chính bởi vậy nước sẽ bị đọng lại trong bình dầu.

Cách khắc phục:

  • Tùy từng nguyên nhân mà người dùng tiến hành xả nước ngưng tụ dưới đáy của bình dầu, hoặc tăng nhiệt độ của dầu máy.
  • Với trường hợp tăng nhiệt độ dầu, người dùng chỉ cần chỉnh nhiệt độ dầu lên 70oC và đợi cho nước bay hơi hết là được.

Xem thêm: Dầu máy nén khí là gì? Có công dụng gì? Máy nén khí dùng dầu gì?

2. Máy nén khí bị nóng

Máy nén khí bị nóng cũng là một lỗi thường gặp phải. Khi máy bị nóng sẽ khiến cho máy ngừng hoạt động đột ngột, gây ảnh hưởng tới các hoạt động sửa chữa, sản xuất, tốn kém chi phí bảo dưỡng. Hiện tượng này xảy ra có nhiều nguyên nhân như:

  • Do nhiệt độ phòng đặt máy tăng quá cao.
  • Quạt làm mát bên trong máy bị hỏng.
  • Không thay thế dầu định kỳ khiến máy bị nóng nhanh mỗi khi vận hành.
  • Mức dầu máy không đủ.
  • Bộ làm mát dầu bị tắc hoặc bị bẩn.

Cách khắc phục:

  • Nên đặt máy ở những vị trí thông thoáng, thường xuyên kiểm tra hệ thống thông gió, làm mát. Ngoài ra cần thường xuyên kiểm tra lại thang đo của dầu rồi bổ sung nếu thiếu.
  • Thay dầu và bảo dưỡng định kỳ.
  • Kiểm tra lại bộ tách dầu.
  • Thay mới quạt làm mát nếu cần thiết.

Xem thêm: Hướng dẫn cách thay dầu máy nén khí đúng cách, chi tiết nhất

3. Động cơ máy bơm khí nén bị quá tải

Khi máy nén khí gặp phải lỗi này có thể gấy nên hiện tượng cháy động cơ, cháy thiết bị đóng cắt trong tủ điện. Nguyên nhân chủ yếu là:

  • Điện áp nguồn bị lỗi.
  • Áp suất khí nén cao dẫn tới quá tải.
  • Bộ tách dầu bị tắc.
  • Đầu nén bị kẹt, vòng bi vỡ kẹt kết cấu khí, lệch trục.

Cách khắc phục tương ứng bao gồm:

  • Đo điện áp nguồn lúc không tải và có tải của máy để kiểm tra và khắc phục.
  • Kiểm tra lại cài đặt công suất.
  • Thay thế hoặc vệ sinh nếu có bẩn hoặc tắc.
  • Tháo dây đai và kiểm tra bằng tay xem đầu nén hay động cơ có bị kẹt hay không trước khi tiến hành các biện pháp khác.

Xem thêm: Máy nén khí có cần kiểm định không?

4. Máy nén khí bị xì hơi

Máy nén khí gặp phải lỗi này sẽ khiến cho lưu lượng khí nén bị giảm khiến cho máy bơm khí nén phải hoạt động với công suất lớn hơn để bù lại nguồn khí bị tiêu hao gây tiêu tốn điện năng.

Nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng này đa phần là do bình khí nén bị thủng. Bạn có thể dễ dàng phát hiện ra bằng cách dùng tay chuyển động qua bình hơi, nếu tay có cảm giác mát ở vị trí nào thì có nghĩa chỗ đó bị thủng.

Cách khắc phục: Tốt hơn hết là bạn nên thay thế bằng một chiếc máy nén khí mới để đảm bảo hiệu quả làm việc được tốt nhất.

Xem thêm: Máy nén khí có mấy loại? Các loại máy nén khí thông dụng nhất

5. Van an toàn liên tục xả khí hoặc đồng hồ áp suất báo khí nén quá cao

Máy nén khí không chạy được khi áp lực khí nén đã đạt được như cài đặt. Để khắc phục sửa chữa lỗi này, bạn cần phải:

  • Kiểm tra công tắc áp suất có được cài đặt và làm việc đúng không?
  • Kiểm tra van tiết lưu (van hút ) có đóng hoàn toàn không?
  • Kiểm tra van điện từ điều khiển chế độ load/unload có hoạt động không?
  • Nếu van an toàn được đặt trước tách dầu, cần kiểm tra xem tách dầu trong máy nén khí có bị tắc không?

Xem thêm: Có nên mua máy nén khí cũ giá rẻ đã qua sử dụng không?

6. Máy nén khí có hoạt động nhưng chạy không tải (không lên áp suất)

Máy nén khí trục vít có thể được chạy có tải (nén khí) và chạy không tải (không nén khí ). Van hút (van tiết lưu) sẽ đóng hoặc mở tùy thuộc vào lưu lượng khí nén sử dụng. Van hút này được điều khiển bởi hệ thống van điện từ do vậy các nguyên nhân cần phải kiểm tra để sửa chữa máy nén khí gặp phải lỗi này gồm:

  • Kiểm tra nguồn điện cấp đến van điện từ máy nén khí.
  • Kiểm tra cuộn dây điều khiển van điện từ cũng như cơ cấu chấp hành hoạt động của van điện từ còn hoạt động không?
  • Kiểm tra xem van hút có mở không khi máy nén khí chạy.

Xem thêm: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy nén khí trục vít

7. Máy nén khí chạy công suất thấp hoặc không tạo đủ áp lực

Nguyên nhân của tình trạng này là do nhu cầu sử dụng khí nén thấp hoặc rò rỉ khí nén ở đâu đó trên đường ống.

Cách sửa chữa máy nén khí khi gắp phải lỗi này bao gồm:

  • Kiểm tra sự chênh lệch áp suất trước và sau khi tách dầu. Thay thế tách dầu nếu tách dầu cũ bị hỏng.
  • Kiêm tra van hút có mở hoàn toàn?
  • Kiểm tra lọc khí có bị tắc không bằng chênh lệch áp suất trước và sau khi lọc khí. Thay thế nếu bị lỗi.

Xem thêm: Top 7 máy nén khí có dầu tốt nhất cho cửa hàng sửa chữa xe máy

8. Rơle bảo vệ quá tải

Đây là một trong các lỗi cũng thường xuyên xảy ra khi đó bạn nên:

  • Kiểm tra xem có quay được đầu hoặc động cơ bằng tay không? Nếu không thể thì chứng tỏ đầu nén khí bị kẹt, bị bó hoặc vòng bi đầu nén bị vỡ, hỏng cần tiến hành bảo dưỡng thay thế.
  • Kiểm tra điện áp và dòng điện ở tất cả 3 pha.
  • Kiểm tra độ cách điện giữa các cuộn dây động cơ điện. Nếu độ cách điện thấp hơn 10MΩ thì người sử dụng cần liên lạc với nhà cung cấp máy nén khí để tiến hành bảo dưỡng, điều chỉnh.
  • Kiểm tra nguồn cấp điện áp khi máy nén khí đang chạy, nếu trường hợp điện áp bị sụt áp 10% khi máy nén khí chạy có tải, khi đó cần kiểm tra dây dẫn điện có đủ khả năng chịu tải hoặc kiểm tra các mối nối để chắc chắn rằng tất cả các điểm tiếp xúc đều kết nối chắc chắn.

Xem thêm: Top 5+ máy nén khí không dầu bán chạy nhất thị trường

9. Nhiệt độ thấp hơn thông số bình thường

Nguyên nhân:

  • Nhiệt độ xung quanh quá thấp.
  • Van điều khiển nhiệt độ không làm việc.
  • Nhiệt kế không đúng.

Cách khắc phục:

  • Giảm thích hợp độ nóng xung quanh máy làm mát.
  • Sửa chữa hoặc thay thế van điều khiển nhiệt độ.
  • Kiểm tra và thay thế đồng hồ.

Máy nén khí

Xem thêm: Top 5 máy nén khí dùng để phun sơn tốt nhất

10. Thường xuyên xảy ra sự tắt bật giữa tải và không tải

Nguyên nhân:

  • Đường ống bị rò rỉ.
  • Khí tiêu hao không cân bằng.

Cách khắc phục:

  • Kiểm tra lại đường ống và sửa chữa.
  • Tăng khả năng chứa của thùng và thêm van áp suất nếu cần.

Xem thêm: 10 Cách giảm tiếng ồn cho máy nén khí hiệu quả nhất

Trên đây chỉ là một số lỗi thường gặp trên máy nén khí. Hi vọng rằng nó sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình sửa chữa máy nén khí nếu gặp sự cố.

Nếu có nhu cầu mua máy nén khí mới để sử dụng thay cho máy cũ đã hỏng hóc, bạn có thể truy cập vào website META.vn để xem chi tiết thông tin và đặt mua sản phẩm, hoặc liên hệ tới hotline dưới đây để được hỗ trợ nhanh nhất. META cam kết Hàng chính hãng, Uy tín lâu năm, Dịch vụ Giao hàng & Bảo hành trên toàn quốc.

Tại Hà Nội:
56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy
Điện thoại: 024.3568.6969
Tại TP. HCM:
716-718 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10
Điện thoại: 028.3833.6666

META.vn - Mua Hàng Chính Hãng Online, Giá Tốt!

Chia sẻ bài viết
Sắp xếp theo
Xóa Gửi bình luận