Hướng dẫn 14 cách sửa chữa lò vi sóng tại nhà cho các lỗi đơn giản thường gặp

👨 Trịnh Thanh Nhiên
08/10/2022 10.234

Lò vi sóng là thiết bị quen thuộc trong nhà bếp của nhiều gia đình vì nó rất tiện dụng và giúp tiết kiệm thời gian làm nóng thực phẩm. Tuy nhiên, lò vi sóng dù có hiện đại đến đâu thì trong quá trình sử dụng vẫn không tránh khỏi việc gặp truc trặc. Hãy cùng META điểm qua nguyên nhân và 14 cách sửa chữa lò vi sóng tại nhà cho các lỗi đơn giản thường gặp trong bài viết này nhé!

Nguyên nhân một số lỗi cơ bản và cách sửa lò vi sóng tại nhà

Đối với một số lỗi phổ biến như lò vi sóng không nóng, không quay đĩa, kêu ù ù… chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện sửa tại nhà. Hãy đối chiếu với tình trạng lò vi sóng nhà bạn đang gặp phải để tìm nguyên nhân và thực hiện theo hướng dẫn sửa lò vi sóng sau nhé!

Thực hiện sửa chữa lò vi sóng tại nhà

Lò vi sóng nổ cầu chì nguồn

Nổ cầu chì là hiện tượng rất dễ gặp trong quá trình sử dụng lò vi sóng, kéo theo một số lỗi như: Lò vi sóng không nóng, không hoạt động, mất nguồn…

Nguyên nhân nổ cầu chì lò vi sóng:

  • Nguồn điện tăng đột ngột.
  • Ổ cắm điện trên tường bị hỏng hoặc phích cắm nguồn cháy sém.
  • Quạt gió của lò vi sóng bị kẹt hoặc lâu ngày không được vệ sinh.
  • Khóa liên động (công tắc đóng/ ngắt) cửa lò gặp trục trặc
  • Tụ điện cao áp, biến thế cao áp, diode bị hỏng hoặc ngắn mạch.
  • Một số ốc lỏng hoặc có mảnh kim loại kẹt trong lò vi sóng.

Cách khắc phục:

Bạn có thể tiến hành kiểm tra và thay cầu chì theo các bước sau:

Bước 1: Ngắt điện lò vi sóng, tháo vỏ ngoài phía sau để tìm và lấy hộp cầu chì ra ngoài.

Vị trí hộp cầu chì phía sau lò vi sóng

Bước 2: Mở hộp cầu chì, lấy hai đầu dây gắn với cầu chì ra rồi dùng bút thử điện để kiểm tra xem cầu chì có sáng đèn hay không.

Bước 3: Nếu đèn không sáng nghĩa là cầu chì đã đứt. Bạn cần thay thế một cầu chì giống như vậy vào vị trí cũ rồi lắp lại vỏ ngoài như ban đầu.

Đồng thời, chúng ta cũng cần xử lý các tác nhân gián tiếp gây đứt, nổ cầu chì:

  • Kiểm tra nguồn điện, lắp đặt ổn áp để bảo vệ lò vi sóng và các thiết bị trong nhà.
  • Thay ổ cắm điện và phích cắm nguồn nếu chúng bị cháy hỏng.
  • Kiểm tra và vệ sinh phần quạt gió lò vi sóng thường xuyên.
  • Tiến hành vặn chặt các phần ốc bị lỏng và loại bỏ mảnh kim loại kẹt bên trong (nếu có).
  • Nếu khóa liên động, tụ điện cao áp, biến thế cao áp, đi-ốt đã bị hỏng hoặc ngắn mạch, bạn nên liên hệ với thợ sửa chữa chuyên nghiệp để được hỗ trợ nhanh chóng và an toàn nhất.

Cách sửa chữa lò vi sóng không nóng

Nguyên nhân lò vi sóng không nóng:

  • Do lò vi sóng lâu ngày không được vệ sinh nên bị bám nhiều mảnh vụn thức ăn, ảnh hưởng đến bộ phận chắn sóng.
  • Bóng cao tần đã hỏng dẫn đến cầu chì bị đứt hoặc hỏng bộ phận chắn sóng.

Lò vi sóng không nóng có thể do cầu chì bị hỏng hoặc cũng có thể do lâu ngày chưa được vệ sinh

Cách khắc phục lò vi sóng không nóng:

  • Với trường hợp lò vi sóng quá bẩn, bạn nên ngắt nguồn điện, lấy thức ăn ra ngoài rồi thực hiện vệ sinh lò vi sóng sạch sẽ với khăn mềm (bọt biển mới), nước sạch và tinh dầu chanh.
  • Sau khi vệ sinh sạch mà lò vi sóng vẫn không nóng, bạn cần thực hiện thay cầu chì như hướng dẫn bên trên.

Cách khắc phục lò vi sóng kêu ù ù từ bên trong

Nguyên nhân lò vi sóng phát ra tiếng kêu từ bên trong:

  • Do quạt thông gió bị bám bẩn, hoạt động quá tải gây ra tiếng ù ù.
  • Do bánh xe xoay đĩa và trục quay không khớp nhau nên khi hoạt động sẽ phát ra tiếng lục cục.
  • Do lò vi sóng đã cũ, linh kiện bị xuống cấp nên hoạt động không còn trơn tru, êm ái.

Nguyên nhân lò vi sóng phát ra tiếng kêu từ bên trong có thể do lò đã cũ, hoặc do quạt thông gió bị bẩn

Cách khắc phục:

  • Vệ sinh lò vi sóng thường xuyên sau mỗi lần sử dụng tránh trường hợp mảng bám thức ăn, bụi bẩn tích tụ làm nhiệt không tản được, gây quá tải cho quạt thông gió.
  • Trước khi sử dụng lò vi sóng cần kiểm tra xem các bộ phận đã khớp nhau hay chưa và điều chỉnh kịp thời.
  • Với trường hợp lò vi sóng đã quá cũ thì bạn nên suy nghĩ tới việc mua lò vi sóng mới để đảm bảo chất lượng sử dụng và an toàn cho gia đình.

Cách sửa lò vi sóng có tiếng nổ

Nguyên nhân lò vi sóng có tiếng nổ:

  • Do thức ăn bạn nấu có nhiều dầu mỡ, khi gặp nhiệt độ cao sẽ phát ra những tiếng nổ lách tách nhỏ.
  • Một số loại thực phẩm không nên cho vào lò vi sóng vì có thể gây nổ như trứng sống, nho, ớt…

Để trứng trong lò vi sóng có thể gây ra những tiếng nổ bên trong lòng lò

Cách khắc phục:

  • Đối với trường hợp thức ăn nhiều dầu mỡ bạn chỉ cần vệ sinh lò vi sóng sạch sẽ sau khi chế biến.
  • Nên lựa chọn kỹ các loại thực phẩm trước khi cho vào lò vi sóng để tránh tình trạng cháy nổ.

Cách sửa chữa lò vi sóng gặp lỗi đèn nhấp nháy

Lò vi sóng bị lỗi đèn báo chập chờn

Nguyên nhân đèn báo chập chờn:

  • Do nguồn điện cung cấp không được ổn định.
  • Do đèn hiển thị bị lỗi.

Cách khắc phục:

  • Kiểm tra lại nguồn điện, cắm kỹ phích cắm nguồn.
  • Nếu đèn vẫn nhấp nháy, có thể nó đã bị hỏng, bạn cần đưa lò vi sóng đến cơ sở bảo hành, sửa chữa.

Cách sửa lò vi sóng không hoạt động

Nguyên nhân lò vi sóng không hoạt động:

  • Do điện áp tăng đột ngột khiến cầu chì tự động ngắt điện.
  • Do công tắc cửa bị lỗi khiến lò vi sóng không thể vận hành.

Cách sửa cửa lò vi sóng

Cách khắc phục:

  • Ngắt nguồn điện, chờ khoảng 10 - 15 phút sau đó cắm điện và khởi động lại lò.
  • Nếu cầu chì đã đứt thì bạn cần thay cầu chì mới.
  • Tương tự, khi công tắc cửa bị hỏng, bạn cần thay công tắc mới.

Lỗi lò vi sóng không quay đĩa

Nguyên nhân lò vi sóng không quay đĩa:

  • Vị trí khớp nối nhựa bên dưới khay bị sau, vòng và con bị lệch.
  • Trục xoay bị kẹt do bám bẩn.
  • Đĩa bị đặt sai vị trí trên trục xoay.
  • Động cơ trục xoay đã hỏng.

Cách khắc phục:

Chỉnh lại đĩa cho khớp với trục xoay

  • Thực hiện kiểm tra xem các bộ phận đã kết nối khớp chưa để điều chỉnh kịp thời.
  • Lau sạch phần trục xoay để tránh bị mảnh vụn thức ăn hoặc bụi bẩn làm kẹt.
  • Nếu động cơ trục xoay bị hỏng, bạn cần liên hệ với các thợ sửa chữa chuyên nghiệp để được hỗ trợ.

Lỗi lò vi sóng phát ra tia lửa

Nguyên nhân lò vi sóng phát ra tia lửa:

  • Do dụng cụ đựng, nấu thức ăn hoặc màng bọc có chứa kim loại.
  • Nấu thức ăn bằng công suất lớn trong thời gian dài.
  • Tấm chắn sóng bên trong đã bị hỏng.

Lò vi sóng phát ra tia lửa có nguy hiểm không?

Cách khắc phục:

  • Không cho những dụng cụ nấu ăn hoặc màng bọc thực phẩm bằng kim loại vào lò vi sóng.
  • Hạn chế nấu thức ăn trong lò vi sóng với công suất lớn và thời gian dài.
  • Sau mỗi lần sử dụng cần vệ sinh khoang lò cẩn thận.
  • Thực hiện thay tấm chắn sóng mới.

Sửa lò vi sóng bị liệt phím bấm hoặc bảng điều khiển hoạt động sai

Nguyên nhân lò vi sóng bị liệt phím bấm hoặc bảng điều khiển hoạt động sai:

  • Sử dụng lực quá mạnh khi ấn nút điều khiển
  • Thường xuyên thay đổi đột ngột các chế độ.
  • Dùng khăn ướt để lau rửa khu vực phím điều khiển.
  • Do va đập mạnh trong quá trình vận chuyển hoặc sử dụng khiến mạch điện bị chạm.

Lò vi sóng bị liệt phím bấm

Cách khắc phục:

  • Thay bảng điều khiển mới, nên sử dụng bảng điều khiển bằng nhựa vì rẻ và bền hơn so với than mạch.
  • Hạn chế việc ấn mạnh và liên tục các phím trên bảng điều khiển lò vi sóng.
  • Không nên xịt nước hoặc dùng khăn ẩm để vệ sinh khu vực bảng điều khiển.

Sửa lỗi lò vi sóng bị rò điện

Lỗi rò điện là khi bạn chạm vào phần vỏ lò vi sóng cảm thấy bị giật tê đầu ngón tay, đây là tình trạng rất nguy hiểm cho những người sử dụng.

Nguyên nhân lò vi sóng bị rò điện:

  • Vỏ lò vi sóng bị cong, vênh, hở do đã sử dụng quá lâu.
  • Lò vi sóng đặt ở nơi có độ ẩm cao khiến mạch điện bị ướt, làm giảm tác dụng của lớp cách điện.
  • Dùng vật đựng bằng kim loại, nấu đồ ăn với công suất lớn trong thời gian dài.

Thân lò vi sóng bị hở, cong, vênh có thể là nguyên nhân khiến lò bị dò điện

Cách khắc phục:

  • Sử dụng bút thử điện để kiểm tra thiết bị, nếu tình trạng rò điện nghiêm trọng bạn nên liên hệ với trung tâm bảo hành hoặc các cơ sở sửa chữa uy tín.
  • Nếu lò vi sóng đã quá cũ, bạn nên thay lò vi sóng mới.
  • Tránh đặt lò vi sóng ở dưới đất, những nơi ẩm ướt để tránh bị nhiễm điện, phát nổ.
  • Tránh sử dụng lò vi sóng với công suất lớn trong thời gian dài, không dùng các vật đựng hoặc màng bọc kim loại.
  • Khi sử dụng lò vi sóng bạn nên lau tay thật khô, đi dép để tránh bị truyền điện.
  • Trang bị dây tiếp đất cho lò vi sóng để tăng độ an toàn.

Sửa lò vi sóng mất nguồn

Nguyên nhân lò vi sóng bị mất nguồn:

  • Dây nguồn bị đứt.
  • Cầu chì nguồn bị nổ.
  • Rơ le nhiệt độ bên trong lò vi sóng không hoạt động do nấu nướng công suất lớn trong thời gian dài.
  • Bảng mạch điều khiển đã hư hỏng.

Cách sửa lò vi sóng mất nguồn

Cách khắc phục:

  • Kiểm tra dây nguồn, nếu đã bị đứt thì thực hiện nối hoặc thay dây mới.
  • Nếu cầu chì bị đứt, nổ bạn chỉ cần thay cầu chì giống cái cũ.
  • Với trường hợp rơ le nhiệt động hoặc bảng mạch điều khiển đã hư hỏng, bạn nên liên hệ với trung tâm bảo hành hoặc các cơ sở sửa chữa chuyên nghiệp.

Cách sửa lò vi sóng bị chập điện

Nguyên nhân khiến lò vi sóng bị chập điện:

  • Lò vi sóng không được vệ sinh, bảo dưỡng định kỳ.
  • Lò vi sóng bị đặt ở nơi có độ ẩm cao.
  • Sử dụng các vật liệu bằng kim loại, inox hoặc thiết bị dẫn điện để nấu thức ăn.
  • Lớp cách điện trên vỏ lò vi sóng bị bong tróc và biến dạng sau thời gian dài sử dụng.
  • Một số linh kiện như tụ sóng, tụ đề, lá chắn sóng, cầu chì… đã hỏng.

Sửa lò vi sóng chập điện như thế nào?

Cách khắc phục:

  • Vệ sinh, lau chùi lò vi sóng định kỳ và rút điện nguồn sau mỗi lần sử dụng.
  • Tránh đặt lò vi sóng ở nơi có độ ẩm cao, xa các thiết bị khác như bếp gas, đồ điện tử khác…
  • Chỉ sử dụng các vật liệu an toàn mà nhà sản xuất cho phép, không sử dụng lò vi sóng nấu ăn với công suất lớn và thời gian quá dài.
  • Dùng sơn tĩnh điện để sửa chữa lại những chỗ bị hỏng bên ngoài vỏ lò vi sóng.
  • Thay các linh kiện cần thiết.

Sửa tấm chắn sóng lò vi sóng bị hỏng

Tấm chắn lò vi sóng bị hỏng cũng gây ra rất nhiều hiện tượng như lò vi sóng không nóng, phát ra tia lửa, rò rỉ hoặc chập điện…

Lò vi sóng phát tia lửa do tấm chắn sóng bị hỏng

Nguyên nhân làm tấm chắn sóng bị hỏng:

  • Không được vệ sinh thường xuyên khiến tấm chắn sóng bị oxy hóa, han gỉ và thủng.
  • Sử dụng các dụng cụ kim loại để nấu thức ăn gây xung đột từ trường và ảnh hưởng trực tiếp đến tấm chắn sóng.
  • Lò vi sóng đã cũ khiến hệ thống dây điện, động cơ bên trong bị hư hại, xung đột giữa nguồn điện và sóng âm tạo thành trình trạng đánh lửa, làm tấm chắn sóng bị hỏng.

Cách khắc phục:

  • Thay tấm chắn sóng mới. Nếu bạn không đủ kỹ năng chuyên môn thì nên tìm sự trợ giúp của các thợ sửa chữa chuyên nghiệp.

Sửa lò vi sóng không vào điện

Một số nguyên nhân khiến lò vi sóng không vào điện:

  • Nguồn điện yếu.
  • Do phích cắm điện bị lỏng hoặc đường dây điện bị đứt, hở.
  • Lò vi sóng không vào điện do cầu dao điện chưa đóng hoặc đứt, nổ cầu chì.
  • Board mạch hoặc các linh kiện bên trong đã hư hỏng.

Tại sao lò vi sóng không vào điện? Cách sửa lỗi này như thế nào?

Cách khắc phục:

  • Kiểm tra lại nguồn điện trong gia đình, không dùng chung ổ cắm lò vi sóng với các thiết bị điện khác.
  • Cắm lại phích cắm nguồn điện, nếu đường dây hở thì nên nối lại hoặc thay dây nguồn mới.
  • Xem cầu dao tổng xem đã đóng chưa, nếu đã đóng thì nên kiểm tra và thay cầu chì mới.
  • Nếu board mạch bị hỏng thì bạn nên liên hệ trung tâm bảo hành hoặc cơ sở sửa chữa để được hỗ trợ thay mới.

Lưu ý an toàn khi sửa lò vi sóng (lò viba) tại nhà

Liên hệ với trung tâm bảo hành hoặc các cơ sở sửa chữa uy tín để được hỗ trợ sử lò vi sóng nhanh nhất

Để sửa lò vi sóng (sửa microwave) an toàn tại nhà, bạn cần lưu ý 4 điểm sau:

  • Ngắt tất cả các nguồn điện trước ít nhất 30 phút, đồng thời khi sửa nên để lò vi sóng tránh xa các vật có thể dẫn điện.
  • Thực hiện vệ sinh sạch sẽ lò vi sóng trước khi sửa chữa, điều này giúp bạn kiểm tra ra lỗi hỏng dễ dàng hơn.
  • Sử dụng những linh kiện chính hãng, phù hợp để thay thế, đảm bảo thiết bị hoạt động tốt nhất và tránh lò vi sóng bị hỏng nặng hơn.
  • Chỉ nên sửa chữa những lỗi cơ bản, đối với những lỗi liên quan đến board mạch hay linh kiện bên trong, nếu không đủ chuyên môn bạn nên liên hệ với trung tâm bảo hành hoặc các cơ sở sửa chữa uy tín để việc sửa chữa an toàn và nhanh chóng nhất.

Lưu ý khi sử dụng để hạn chế lỗi lò vi sóng

Vệ sinh lò vi sóng thường xuyên sẽ giúp lò ít bị hỏng hóc hơn

Nhìn chung, trong quá trình sử dụng lò vi sóng chúng ta không thể tránh khỏi việc có thể gặp lỗi. Tuy nhiên, để tránh gặp phải các lỗi nghiêm trọng hơn khiến lò vi sóng bị hư hỏng, bạn cần lưu ý:

  • Đặt lò vi sóng tại nơi khô ráo, tránh nơi ánh nắng chiếu trực tiếp, để xa bếp gas và các thiết bị điện tử khác.
  • Vệ sinh và rút nguồn điện sau mỗi lần sử dụng, bảo dưỡng lò vi sóng định kỳ khoảng 1 - 3 tháng/lần.
  • Không sử dụng lò vi sóng nấu thức ăn với công suất lớn trong thời gian dài.
  • Ngoài những đồ dùng được ghi chú “microwave-safe” hoặc “microwavable” thì không nên cho vào lò vi sóng, đặc biệt là các loại hộp nhựa, các vật dụng hoặc màng bọc kim loại…
  • Không mở cửa lò vi sóng khi thiết bị đang hoạt động.
  • Hạn chế việc ấn mạnh và liên tục các phím trên bảng điều khiển lò vi sóng.
  • Khi sử dụng lò vi sóng bạn nên lau tay thật khô, đi dép để tránh bị truyền điện.
  • Không nên xịt nước hoặc dùng khăn ẩm để vệ sinh khu vực bảng điều khiển.
  • Lựa chọn thực phẩm thật kỹ, tuyệt đối không cho trứng sống, nho, ớt… vào quay trong lò vi sóng.

Trên đây là hướng dẫn chi tiết 14 cách sửa chữa lò vi sóng tại nhà cho các lỗi đơn giản thường gặp của META, chúc các bạn thực hiện thành công. Đừng quên thường xuyên truy cập META.vn để tham khảo thêm nhiều thông tin tư vấn về lò vi sóng hữu ích khác nhé! Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau!

META.vn - Mua Hàng Chính Hãng Online, Giá Tốt!

Chia sẻ bài viết
Sắp xếp theo
Xóa Gửi bình luận