Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của lò vi sóng chính xác nhất

👨 Trịnh Thanh Nhiên
05/02/2024 117

Lò vi sóng là một thiết bị gia dụng được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, cấu tạo lò vi sóng như thế nào thì không phải ai cũng biết. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thiết bị này nhé.

Tìm hiểu cấu tạo lò vi sóng

Lò vi sóng là gì?

Lò vi sóng (còn được gọi là lò vi-ba) là thiết bị nhà bếp ứng dụng sóng vi-ba để hâm nóng, rã đông hoặc nấu thức ăn, một số model còn có thêm chức năng nướng rất tiện dụng.

Lò vi sóng là gì

Tìm hiểu cấu tạo lò vi sóng

Hiện nay lò vi sóng được chia ra làm rất nhiều loại bao gồm: Lò vi sóng cơ, lò vi sóng điện tử, lò vi sóng âm tủ, lò vi sóng có nướng. Mặc dù mỗi loại lò vi sóng này sẽ có những đặc điểm khác nhau, thế nhưng về cơ bản thì cấu tạo và nguyên lý hoạt động của chúng sẽ có phần giống nhau.

Cấu tạo của lò vi sóng

Cụ thể, cấu tạo của lò vi sóng sẽ có những bộ phận chính như sau:

Buồng nấu (khoang lò): Bộ phận này là một chiếc lồng Faraday, bao quanh là lưới kim loại để sóng vi ba không bị lọt ra bên ngoài.

Cấu tạo lò vi sóng - Khoang lò

Vỏ máy: Vỏ máy có tác dụng bảo vệ những bộ phận khác bên trong lò, ngoài ra nó còn tạo nên tính thẩm mỹ, sang trọng cho sản phẩm.

Nguồn phát sóng: Đây cũng là một trong những bộ phận đặc biệt quan trọng của lò vi sóng, và đúng như tên gọi, nó có tác dụng tạo sóng nhằm gia nhiệt cho thức ăn.

Bảng điều khiển: Bộ phận này có thể gồm các núm xoay vật lý (với lò vi sóng cơ) hoặc là các nút cảm ứng (với lò vi sóng điện tử). Nhờ bộ phận này mà người dùng có thể dễ dàng thao tác, lựa chọn các chế độ, tính năng của lò vi sóng.

Cấu tạo lò vi sóng - Bảng điều khiển

Biến thế cao áp: Lò vi sóng thường sử dụng biến thế tăng áp 220V với điện thế đầu vào ở cuộn sơ cấp và 2000V với điện thế đầu ra tại cuộn thứ cấp.

Tụ cao áp: Bộ phận này có nhiệm vụ biến đổi điện thế cao áp xoay chiều AC thành điện thế cao áp 1 chiều DC để kích hoạt nguồn phát sóng. Điện thế cao áp DC sẽ có tác dụng dịch chuyển Electron đi từ cực âm sang cực dương trong từ trường mạnh rồi tạo thành vi sóng.

Cánh tản sóng: Bộ phận này có chức năng khuấy đều sóng ở khoang lò, giúp sóng phân bổ đều hơn, từ đó đảm bảo cho thực phẩm được rã đông hoặc làm nóng, nấu chín... ở tất cả các vị trí.

Đĩa quay: Khi sử dụng, người dùng sẽ đặt thực phẩm lên trên đĩa quay này và nó sẽ xoay tròn để giúp thực phẩm hấp thụ sóng tốt hơn.

Cấu tạo lò vi sóng - đĩa quay

Quạt tản nhiệt: Bộ phận này có tác dụng làm mát cho các bộ phận sinh nhiệt cao trong lò vi sóng.

Tecmit: Bộ phận này có thể làm ngắt nguồn điện để ngăn ngừa các sự cố mà lò vi sóng có thể gặp phải trong quá trình hoạt động như lò bị quá nhiệt...

Nguyên lý hoạt động của lò vi sóng

Để sử dụng lò vi sóng đúng cách, an toàn thì việc nắm được nguyên lý vận hành của thiết bị này cũng rất quan trọng.

Lò vi sóng hoạt động theo nguyên lý như sau: Nguồn sóng được tạo ra từ bộ phận phát sóng sẽ có tần số là 2450MHz (bước sóng cực ngắn cỡ 12,24cm), sau đó đi qua ống dẫn sóng vào khoang lò rồi phản xạ qua lại giữa các bức vách. Lúc này, thực phẩm trong lò vi sóng sẽ được quay tròn nhờ vào chuyển động của đĩa quay để tiếp nhận sóng đều hơn.

Có một đặc điểm là sóng tần số 2450MHz chỉ gây ảnh hưởng cho nước ở dạng lỏng còn chất béo, nước đá, đường thì không. Vậy tại sao thực phẩm hấp thụ sóng lại được làm nóng? Đó là bởi khi các bước sóng đi vào thực phẩm, các phân tử nước sẽ chuyển động mạnh và chuyển thành dao động nhiệt. Nói cách khác, cách thức gia nhiệt của lò vi sóng có phần giống như khi bạn đun sôi nước.

Ưu nhược điểm của lò vi sóng

Ưu điểm của lò vi sóng

  • Rút ngắn thời gian nấu: Thiết bị này sử dụng sóng điện từ để làm chín thực phẩm. Sóng điện từ làm cho nước trong thực phẩm chuyển động mạnh và nhanh hơn, do đó tạo ra nhiệt lượng để làm chín thực phẩm từ trong ra ngoài. Khi sử dụng lò vi sóng, bạn chỉ cần mất vài phút là đã có món ăn thơm ngon, rất tiết kiệm thời gian chờ đợi.
  • Tiết kiệm điện năng: Vì thời gian nấu rất nhanh nên lò vi sóng cũng tiêu tốn lượng điện năng ít, giúp bạn thoải mái sử dụng mà không cần lo lắng hóa đơn điện mỗi tháng.
  • Giữ nguyên dưỡng chất thực phẩm: Nếu biết cách chế biến, cài đặt thời gian, công suất hợp lý thì thực phẩm vẫn giữ được độ tươi ngon, dưỡng chất khi bạn rã đông bằng lò vi sóng. Ngoài ra, các món ăn được nấu hay hâm nóng từ lò cũng vẫn đảm bảo được chất dinh dưỡng, không bị mất chất, biến đổi hương vị.
  • Chức năng đa dạng: Lò vi sóng ngoài chức năng hâm nóng, rã đông thực phẩm hay nấu một vài món ăn đơn giản thì còn có thêm chức năng nướng vô cùng tiện lợi. Nhờ vậy chỉ cần có thiết bị này trong gian bếp, bạn có thể dễ dàng tạo ra những bữa ăn ngon, hấp dẫn, dinh dưỡng cho cả gia đình.
  • Sử dụng và vệ sinh dễ dàng: Các chức năng của lò vi sóng không quá phức tạp kết hợp bảng điều khiển trực quan, dễ dùng nên không gây khó khăn cho người sử dụng. Bên cạnh đó, các mẫu lò vi sóng cũng đều rất dễ vệ sinh sau mỗi lần sử dụng, không bị bám dính bụi bẩn nên bạn có thể yên tâm hơn.

Ưu nhược điểm của lò vi sóng

Nhược điểm của lò vi sóng

  • Hạn chế trong việc nấu chín thức ăn: Lò vi sóng chỉ có thể nấu một vài món ăn đơn giản, các món ăn phức tạp, đòi hỏi sự cầu kỳ sẽ khó chế biến trong thiết bị này.
  • Khá kén chọn dụng cụ: Không phải dụng cụ đựng đồ ăn nào cũng có thể cho vào lò vi sóng. Các dòng lò vi sóng hiện nay chỉ có thể dùng dụng cụ như thủy tinh, gốm, sứ, một vài loại nhựa chuyên dụng mà thôi.
  • Hạn chế trong việc quay nấu thực phẩm: Một số loại thực phẩm có vỏ cứng sẽ được khuyến cáo không nên cho vào lò vi sóng bởi có thể gây ra hiện tượng nổ.

Những lưu ý để sử dụng lò vi sóng an toàn

Khi đã nắm được cấu tạo và nguyên lý của lò vi sóng, bạn cũng nên chú ý một vài vấn đề sau đây để sử dụng thiết bị này được an toàn, hiệu quả nhất.

  • Bạn không nên hâm nóng thức ăn trong lò vi sóng quá lâu bởi có thể khiến thức ăn bị phân hủy, cháy, sinh ra các chất độc hại cho cơ thể.
  • Tuyệt đối không sử dụng các vật dụng kim loại, nhựa không chuyên dụng trong lò vi sóng bởi nó có thể làm biến dạng, thôi nhiễm chất độc hại hoặc tệ hơn là gây cháy chập...
  • Sau khi rã đông bằng lò vi sóng, bạn không nên bảo quản lại trong tủ lạnh mà nên chế biến và sử dụng ngay nhé.
  • Tìm hiểu để nắm được những thực phẩm không nên quay nấu trong lò vi sóng, ví dụ như trứng, các loại hải sản vỏ cứng... bởi có thể gây nổ, vỡ.
  • Khi lò vi sóng đang quay, bạn tuyệt đối không được mở cửa lò.
  • Trong quá trình sử dụng lò vi sóng, bạn cũng nên thường xuyên vệ sinh, lau chùi thiết bị này nhé.

Những lưu ý để sử dụng lò vi sóng an toàn

Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn biết được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của lò vi sóng chính xác nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Đừng quên thường xuyên truy cập mục chuyên mục Kiến thức về lò vi sóng của META để cập nhật nhiều thông tin hữu ích bạn nhé.

META.vn - Mua Hàng Chính Hãng Online, Giá Tốt!

Chia sẻ bài viết
Sắp xếp theo
Xóa Gửi bình luận