Nồi cơm điện là thiết bị không thể thiếu trong căn bếp của các gia đình. Tuy nhiên có khá nhiều người không biết rõ công suất nồi cơm điện bao nhiêu W hay sử dụng nồi cơm điện có tốn điện không. Cùng tìm hiểu ngay với META trong bài viết này nhé!
Nguyên lý hoạt động của nồi cơm điện khá đơn giản, hầu hết là sử dụng nguyên lý chuyển đổi điện năng thành nhiệt năng để làm nóng nồi cơm. Cụ thể:
Khi người dùng cấp điện cho nồi, bộ điều khiển sẽ truyền tải điện cho bộ phận gia nhiệt, điện năng sẽ được bộ phận này chuyển hóa thành nhiệt năng làm nóng lòng nồi, từ đó làm nóng nước trong nồi. Nước nóng sẽ tạo ra hơi nước để làm chín gạo theo nguyên lý hấp hơi, từ đó tạo thành cơm. Quá trình này nồi thường sẽ hoạt động với công suất cao nhất để đảm bảo đủ nhiệt làm sôi nước, chín cơm.
Trong quá trình nấu, vỏ nồi sẽ giúp duy trì nguồn nhiệt ổn định bên trong lòng nồi để cơm chín đều, tơi. Khi nước cạn, cơm đã được nấu chín thì bộ phận điều khiển sẽ tự động chuyển nồi sang chế độ giữ ấm và kết thúc quá trình nấu cơm của nồi cơm điện. Van thoát hơi nước có vai trò giúp điều chỉnh lượng nước và mức áp suất trong nồi, giúp cơm nấu được ngon hơn. Khi ở chế độ giữ ấm, nồi sẽ tiêu thụ ít điện hơn do công suất sẽ được tự động giảm xuống mức phù hợp để duy trì nhiệt độ bên trong lòng nồi.
Thông thường, công suất hoạt động của các loại nồi cơm điện sẽ thay đổi dựa theo hai yếu tố là dung tích của nồi và công nghệ nấu được tích hợp. Dung tích nồi càng lớn thì công suất càng cao, công nghệ càng hiện đại thì công suất cũng càng cao nhưng thời gian làm chín thực phẩm sẽ được rút ngắn hơn rất nhiều. Qua đó, khả năng tiết kiệm điện cũng cao hơn so với các loại nồi sử dụng công nghệ cũ.
Cũng giống như các thiết bị điện gia dụng khác, công suất là thông số cơ bản được ghi rõ ở phần thông tin của nồi cơm điện, cho biết nồi tiêu thụ bao nhiêu điện năng trong 1 tháng. Công suất của nồi cơm điện thường dao động khoảng từ 200 đến 3.000W tùy từng dòng sản phẩm, dung tích càng to thì công suất cũng càng lớn.
Công suất cụ thể của một số dòng nồi cơ bản như sau:
Ngoài yếu tố dung tích, cơ chế hoạt động cũng có ảnh hưởng rất lớn đến lượng điện năng tiêu thụ của nồi cơm điện.
Đa số các nồi cơm điện hiện nay chia làm 2 loại là loại sử dụng mâm nhiệt và không sử dụng mâm nhiệt. Từ đó, cơ chế hoạt động của chúng cũng khá khác nhau.
Đối với các loại nồi cơm điện sử dụng mâm nhiệt, khi bắt đầu chế độ nấu thì thiết bị sẽ hoạt động ở công suất cao nhất nhằm làm chín gạo. Khi nước trong nồi đã cạn và gạo đã chín thì nồi sẽ chuyển qua chế độ hâm nóng, công suất nồi cơm điện lúc này sẽ giảm xuống mức thấp (công suất nồi cơm điện ở chế độ hâm chỉ khoảng 40 đến 150W) để tiếp tục làm chín cơm bằng hơi nóng và giữ ấm cơm cho đến khi được sử dụng.
Đối với nồi cơm điện không dùng mâm nhiệt như nồi cơm điện cao tần thì sẽ dựa vào nguyên lý cảm ứng từ để làm nóng nồi. Khi bắt đầu, thiết bị sẽ hoạt động với công suất thấp để làm nóng nước rồi để gạo ngâm trong nước nóng. Sau thời gian ủ cho gạo ngấm no nước, nồi chuyển sang hoạt động ở mức công suất cao nhất, nhanh chóng đạt nhiệt độ tối đa nhằm cấp tốc làm chín gạo, đồng thời vẫn đảm bảo hạt cơm không bị nở bung như cách nấu thông thường.
Sau khi gạo chín, nồi cơm điện cao tần cũng chuyển về mức công suất thấp như các loại nồi khác để giữ ấm cơm.
Vậy nồi cơm điện, hay nồi cơm điện cao tần có tốn điện không? Để trả lời câu hỏi này ta có phép tính sau:
Điện năng tiêu thụ = công suất (W) x thời gian hoạt động (giờ) |
Lấy ví dụ nồi cơm cao tần Toshiba 1 lít RC-10IP1PV dung tích 1 lít, công suất 1.000W, cần trung bình 24 phút hoạt động với công suất 1.000W để nấu chín cơm, 12 phút với công suất 100W để hâm nóng cơm, ta sẽ có:
Từ phép tính này có thể thấy rằng nồi cơm điện khi hoạt động tốn rất khá ít điện năng nên người dùng không cần quá lo lắng về vấn đề này. Để biết chính xác lượng điện năng tiêu thụ của thiết bị nồi cơm điện nhà mình, bạn hãy tra các thông số về sản phẩm trên website bán hàng hoặc thân hộp đóng gói rồi áp dụng công thức trên đây để tính toán nhé.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về công suất nồi cơm điện, qua đó có thể sử dụng thiết bị quen thuộc này một cách hiệu quả nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và đừng quên thường xuyên truy cập META.vn để tham khảo thêm nhiều kiến thức hữu ích về nồi cơm điện khác nhé! Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau!