Máy giặt sấy là một thiết bị khá quen thuộc của nhiều gia đình Việt. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, bạn có thể gặp phải tình trạng máy giặt không sấy được, sấy không khô quần áo. Vậy nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này như thế nào? Theo dõi ngay bài chia sẻ dưới đây của META.vn để biết thêm câu trả lời bạn nhé!
Máy giặt không sấy được là tình trạng sau chu trình sấy, quần áo bị nóng, nhưng không khô hoặc khô không đều. Tình trạng này xảy ra thường do bộ phận nào đó bị tắc nghẽn hoặc hư hỏng. Chính vì vậy, nếu không kịp thời xử lý, máy giặt của bạn có thể sẽ bị hư hỏng nặng hơn, thậm chí có thể xảy ra tình trạng chập cháy.
Vậy, cụ thể các nguyên nhân máy giặt sấy không khô là gì? Mời bạn theo dõi tiếp phần chia sẻ dưới đây của META.vn để biết thêm chi tiết nhé!
Máy giặt sấy không khô có thể do một trong những nguyên nhân dưới đây:
Xem thêm: Nên cho bao nhiêu quần áo vào máy giặt mỗi mẻ?
Để sửa lỗi máy giặt không sấy được, bạn cần lần lượt kiểm tra theo các bước như sau:
Trước hết, bạn cần kiểm tra các nhãn dán trên quần áo để xác định loại vải cũng như chương trình sấy phù hợp. Lưu ý, để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên phân loại quần áo trước khi cho vào máy giặt sấy.
Nếu chương trình bạn chọn đã phù hợp nhưng tình trạng máy giặt sấy không khô vẫn xảy ra thì hãy tiến hành các bước kiểm tra mà META.vn sẽ hướng dẫn dưới đây.
Nước không thể chảy vào bình ngưng cũng là nguyên nhân máy giặt không sấy được. Điều này có thể xuất phát từ việc van bình ngưng bị hỏng hoặc tắc. Để kiểm tra, bạn hãy làm theo các bước sau:
Bước 1: Rút điện thiết bị để đảm bảo an toàn.
Bước 2: Tháo ốp mặt sau của máy giặt.
Bình ngưng thường được đặt ở phía sau của máy giặt. Cách bố trí này thường giống nhau ở tất cả các dòng sản phẩm và thường chỉ khác ở vị trí các ốc vít. Để tháo ốp mặt sau của máy, bạn hãy đẩy máy giặt ra phía trước và lần lượt vặn các đinh vít này ra.
Khi các đinh vít này đã được tháo hết, bạn dùng lực nhẹ nhàng kéo ốp mặt sau ra.
Bước 3: Tháo bình ngưng và kiểm tra
Sau khi tháo ốp mặt sau, bạn sẽ thấy một hộp kim loại ở phía trên máy giặt được cắm rất nhiều các loại dây cáp. Đây là nơi chứa bộ phận làm nóng. Bên dưới bộ phận này, bạn sẽ thấy một hộp nhựa dài có một ống nước nối với nó, đó chính là bình ngưng tụ.
Để tháo bình ngưng tụ, bạn cần tháo các vít giữ cố định bộ phận làm nóng, và tiếp theo là tháo các vít giữ cố định dàn ngưng tụ, sau đó là tháo vòi nước gắn với bình ngưng tụ.
Sau khi tháo được bình ngưng tụ, bạn hãy tiến hành vệ sinh bình dưới vòi nước. Tiếp đến, bạn có thể sử dụng các chất tẩy rửa nhẹ để làm sạch chất bẩn mắc kẹt trong ống nước nối vào bình ngưng.
Cuối cùng, bạn lắp lại bình và các bộ phận khác, tiến hành khởi động máy và kiểm tra xem tình trạng máy giặt sấy không khô đã được khắc phục hay chưa.
Có thể thấy, việc kiểm tra và vệ sinh bình ngưng khá phức tạp bởi nó liên quan tới nhiều bộ phận khác. Do vậy, nếu không có kinh nghiệm trong việc sửa chữa thì tốt nhất, bạn nên liên hệ tới các đơn vị sửa chữa uy tín để được hỗ trợ khắc phục.
Xem thêm: Cách lấy đồ bị kẹt trong máy giặt cửa trên, cửa trước đơn giản nhất
Rất có thể quạt gió đã bị hỏng hoặc kẹt cứng khiến hơi nóng không được thổi vào lồng sấy và làm máy giặt không sấy được. Chính vì vậy, việc của bạn là phải tháo và kiểm tra, vệ sinh quạt đúng cách.
Trước tiên, bạn cần tháo toàn bộ hộp sưởi ra khỏi máy giặt. Sau đó, bạn hãy sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để vệ sinh quạt. Lưu ý, không vệ sinh bộ phận này bằng nước vì có thể làm ướt động cơ hoặc các dây điện. Sau khi vệ sinh xong, bạn hãy đẩy quạt xem nó có quay tự do không. Nếu có, bạn hãy dùng chai xịt dầu chống ẩm để giúp quạt quay trơn tru hơn, sau đó lắp lại vị trí cũ.
Mặc khác, nếu sau khi kiểm tra, quạt bị gãy cánh hoặc không thể quay thì bạn cần phải thay mới.
Các bước tháo lắp và kiểm tra quạt gió không hề đơn giản. Chính vì vậy, trong trường hợp này, META.vn cũng khuyên bạn nên liên hệ tới các trung tâm bảo hành hoặc đơn vị sửa chữa uy tín để được kiểm tra và sửa chữa một cách chính xác.
Xem thêm: Nguyên nhân và cách khắc phục quần áo bị dính lông khi giặt máy
Để tránh tình trạng máy giặt sấy không khô, cũng như đảm bảo thiết bị hoạt động một cách bền bỉ thì trong khi sử dụng, bạn cần lưu ý các vấn đề sau:
Thông thường, khối lượng sấy tối đa sẽ nhỏ hơn khối lượng giặt. Chính vì vậy, bạn cần tìm hiểu kỹ và cho lượng quần áo phù hợp theo từng chương trình vào máy. Nếu lượng quần áo quá nhiều thì sau khi giặt, bạn hãy bỏ bớt đồ ra sau đó khởi động chu trình sấy. Điều này sẽ đảm bảo quần áo của bạn được sấy khô đồng đều hơn.
Nếu bạn không muốn ngừng máy và cho bớt đồ ra sau chu trình giặt thì ngay từ ban đầu, bạn chỉ cho lượng quần áo vừa đủ vào lồng giặt. Thông thường, bạn chỉ có thể cài đặt chương trình giặt sấy liên tục với khối lượng quần áo khoảng 1 - 2kg.
Để đạt hiệu quả sấy tốt nhất, các nhà sản xuất máy giặt sấy cũng khuyên bạn nên vắt quần áo ở mức tối đa. Điều này cũng làm giảm áp lực lên chu trình sấy, tình trạng máy giặt sấy không khô cũng ít xảy ra hơn.
Tùy chọn Sấy khô thêm sẽ giúp đồ giặt khô hơn sau khi lấy ra khỏi lồng sấy. Tùy chọn này cũng kéo dài chu trình giặt sấy của bạn. Tuy nhiên, không phải quần áo nào cũng có thể sử dụng tính năng này. Chính vì vậy, bạn cần đọc kỹ nhãn dán trên đồ hoặc tham khảo các bản hướng dẫn sử dụng máy giặt, tránh làm hư hỏng quần áo sau khi sấy.
Mẹo cuối cùng mà META.vn muốn mách tới bạn để tránh xảy ra tình trạng máy giặt không sấy được đó là thường xuyên vệ sinh, bảo dưỡng thiết bị. Điều này không chỉ giúp máy hoạt động hiệu quả hơn mà còn giúp tiết kiệm điện năng tiêu thụ cũng như kéo dài tuổi thọ của máy giặt.
Xem thêm: Cách vệ sinh máy giặt tại nhà
Như vậy, META.vn vừa chia sẻ tới bạn nguyên nhân và cách sửa máy giặt không sấy được. Hy vọng bài chia sẻ đã giúp ích được cho bạn. Nếu còn bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào, bạn hãy để lại bình luận để được META.vn hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.
Đừng quên thường xuyên truy cập META.vn để tham khảo thêm nhiều thông tin tư vấn máy giặt hữu ích khác nhé. Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau!