Cách tập boxing tại nhà đúng cách cho người mới

👨 Trần Nguyên Sơn Đức
15/03/2023 30

Tập boxing tại nhà như thế nào cho đúng? META mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để nắm rõ hơn nhé!

Kỹ thuật tập boxing tại nhà đúng chuẩn

Kỹ thuật tập boxing tại nhà đúng chuẩn

Kỹ thuật tấn công

  • Đấm: Kỹ thuật này yêu cầu bạn phải giữ cánh tay cao bằng với vai, cổ tay thẳng và xoay hông vào trục cơ thể để phòng vệ, mắt nhắm vào mục tiêu. Đây là động tác cơ bản và khá hiệu quả dành cho người tập boxing.
  • Jab: Kỹ thuật này thực hiện những cú đấm thẳng về phía trước vai. Có thể nói, đây là động tác đơn giản nhất trong boxing.
  • Cross: Động tác này gần giống như Jab nhưng cú đấm sẽ đi xéo qua trước mặt bạn, đồng thời bạn phải hơi xoay hông một chút khi ra đòn.
  • Hook: Để thực hiện kỹ thuật này, bạn sẽ thực hiện một cú đánh vòng qua cơ thể. Khi ra đòn, phần cẳng tay sẽ để ngang qua trước mặt bạn và cả thân trên cũng sẽ di chuyển theo.
  • Upper cut: Với kỹ thuật này, bạn thực hiện một cú đấm móc từ phía dưới, tay đặt ngang hông rồi đưa thẳng lên ngang mặt và có thể đánh các mục tiêu cao hơn. Trong boxing, Upper cut là một cú ra đòn khá uy lực và có thể thay đổi cục diện của trận đấu nếu như nó đủ tốt.

Upper cut

  • Roundhouse: Bạn đặt hông và đầu gối trên cùng một đường thẳng, đá mặt trước của cẳng và bàn chân để hạ đối thủ.
  • Front push: Để thực hiện kỹ thuật này, bạn cần đưa đầu gối lên và đá thẳng chân ra, dồn toàn bộ sức lực vào phần gót chân. Đây là cú đá cơ bản và được sử dụng khá nhiều trong boxing.
  • Side push: Bạn thực hiện động tác này tương tự như Front push nhưng hướng đá sẽ nằm ở bên hông.
  • Back push: Bạn thực hiện tương tự như Front push nhưng hướng ra đòn lại ở phía sau. Tuy nhiên, bạn nhớ xoay hông về phía sau để kiểm soát đồng thời tăng sức mạnh cho đòn đá nhé.

Kỹ thuật phòng thủ

Trong boxing, phòng thủ gồm có những kỹ thuật chính như sau:

Đỡ: Đây là kiểu tự vệ đơn giản nhưng khá vững chắc, nó có thể đỡ các cú đấm ở mọi cự ly và giúp người dùng có thể duy trì tốt khoảng cách để phản công. Trong boxing gồm những kỹ thuật đỡ như sau:

  • Dùng bàn tay phải: Kỹ thuật này dùng để đỡ các đòn đấm thẳng, xốc và móc của đối phương, bạn đưa tay phải ngược chiều với cú đấm (khoảng 10 - 15cm) từ vị trí chuẩn bị, bàn tay mở cản cú đấm, đồng thời dùng chân phải đẩy trọng tâm lên chân trái. Khi thực hiện động tác này, bạn cần chú ý khoảng cách đỡ phải chính xác bởi nếu quá gần hoặc quá xa thì sẽ không cản được cú đấm tiếp theo. Bên cạnh đó, bạn không được quay người để tránh cú đấm, không được ngẩng cao đầu và không nhắm mắt khi thực hiện động tác.
  • Dùng cẳng tay phải: Kỹ thuật này được áp dụng để đỡ đòn móc trái vào đầu của đối thủ. Khi đòn móc trái tiếp cận, bạn chuyển trọng tâm cơ thể sang trái, thân người xoay về trái và tạo điều kiện phản công tay trái. Lưu ý: Lòng tay phải mở rộng giơ cao che thái dương phải (cách khoảng 10 - 15cm) và cúi đầu xuống, tỳ cằm sát xương đòn trái. Bên cạnh đó, bạn cũng không được quay người tránh cú đấm và không ngẩng cao đầu, không nhắm mắt khi thực hiện động tác này.

Dùng cẳng tay phải

  • Dùng cẳng tay trái: Kỹ thuật này được áp dụng để đỡ cú đánh móc phải vào đầu của đối thủ. Động tác này tương tự như kỹ thuật dùng cẳng tay phải nhưng trọng tâm quay phải để cho bạn có thể tổ chức phản công.
  • Dùng vai phải: Kỹ thuật này thường được áp dụng để đỡ cú móc trái vào đầu ở cự ly đánh trung bình và gần. Khi cú đấm gần đến đích thì bạn chuyển trọng tâm sang trái, mở rộng và nâng vai phải lên chặn cú đấm, cúi đầu tỳ cằm sát xương đòn phải. Lưu ý: Bạn không được quay người và không được nhắm mắt khi thực hiện động tác này nhé.
  • Dùng vai trái: Tương tự như các kỹ thuật dùng vai phải, nhưng bạn phải chuyển trọng tâm sang phải để tổ chức phản công.
  • Gập khuỷu tay phải đỡ: Kỹ thuật này thường được áp dụng để đỡ các cú đấm thẳng, móc và xốc tay trái vào thân. Để thực hiện động tác này, bạn cần gập tay phải lại, khuỷu tay đặt gần người, chuyển trọng tâm sang trái, thân người hơi xoay trái và tay phải mở bảo vệ cằm. Tiếp theo, bạn có thể phản công chớp nhoáng bằng tay trái.
  • Gập khuỷu tay trái đỡ: Kỹ thuật này thực hiện tương tự như động tác gập khuỷu tay phải.

Kỹ thuật gạt: Kỹ thuật này dùng để gạt các đòn đấm thẳng của đối phương, bạn cần dùng cẳng tay đẩy để làm chệch hướng cú đấm và lập tức phản đòn. Cụ thể:

  • Gạt bằng tay phải: Đây là kỹ thuật dùng để gạt cú đấm thẳng trái của đối phương vào đầu. Bạn cần dùng cẳng tay từ phải qua trái đẩy mạnh vào tay đối phương, đồng thời dồn trọng tâm sang phải và phản công tay trái.
  • Gạt bằng tay trái: Kỹ thuật này dùng để gạt cú đấm thẳng phải của đối phương vào đầu. Các động tác thực hiện như kỹ thuật gạt bằng tay phải.

Cách tập boxing tại nhà hiệu quả

Luyện các đòn đơn

Bạn hãy chọn một đòn bất kỳ trong boxing để luyện tập khoảng 3 phút/mỗi đòn (có thể đấm móc từ dưới lên hoặc đấm thẳng, đấm móc ngang).

Luyện các đòn đơn

Lưu ý: Bạn không nên đấm quá nhanh mà cần tập trung vào kỹ thuật trong từng đòn đấm để chúng phát huy uy lực nhé.

Luyện tốc độ bằng đấm gió

Trong một hiệp, bạn luyện tập đấm càng nhiều càng tốt để kết hợp với các đòn tổng hợp. Bên cạnh đó, bạn nên phối hợp di chuyển đầu và sử dụng bộ pháp. Tốt nhất, bạn nên tập trong ba hiệp, mỗi hiệp khoảng ba phút. Bài tập này sẽ giúp bạn tập trung tung số đòn nhiều nhất có thể trong ba phút, rút ngắn thời gian nghỉ giữa các hiệp.

Luyện tốc độ bằng đấm gió

Tập di chuyển linh hoạt

Bạn hãy chú trọng vào cách di chuyển thông minh trên sàn đấu và di chuyển thật linh hoạt trong từng động tác, nếu có thể bạn hãy tung ra vài đòn đấm thẳng rồi lùi lại để tạo phản xạ. Quan trọng nhất trong bài tập này chính là bạn nên di chuyển nhanh mà có thể giữ vững trọng tâm.

Tập di chuyển linh hoạt

Đấm gió trước gương

Để thực hiện bài tập này, bạn cần có cho mình một chiếc gương lớn. Khi đó, bạn hãy chú ý hình ảnh phản chiếu của mình trong gương và tưởng tượng đó chính là đối thủ. Gương sẽ giúp bạn thấy sai lầm của bản thân khi luyện tập như rớt tay, ra đòn. Lưu ý: Bạn hãy đứng xa gương một chút để tránh bị thương nhé.

Đấm gió trước gương

Đấm chậm nhưng đúng kỹ thuật

Những quy tắc cơ bản thường bị lãng quên do kiệt sức hoặc bị ăn “no đòn” như tung ra một đòn đấm thẳng phải núp sau vai, tay kia che cằm. Với động tác này, bạn nên tập lúc cuối của buổi tập để giúp tạo thói quen cho dù kiệt sức đi chăng nữa thì vẫn phải tự vệ và đi theo nguyên tắc cơ bản.

Đấm chậm nhưng đúng kỹ thuật

Lưu ý khi tập boxing tại nhà

Khi luyện tập boixng tại nhà, bạn cần lưu ý một số điều như sau:

  • Không tập luyện boxing khi không có dụng cụ.
  • Trang phục tập boxing cần phải thoải mái, co giãn.
  • Cần có thêm dụng cụ quấn tay và găng tay.
  • Nên nắm chắc kỹ thuật tập boxing cơ bản tại nhà để không bị thương trong khi luyện tập.
  • Cần tập với thời gian hợp lý, nghỉ ngơi ngay nếu bị mệt.

Lưu ý khi tập boxing tại nhà

Trên đây là cách tập boxing tại nhà đúng chuẩn mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi!

Nếu có nhu cầu đặt mua phụ kiện boxing hay các sản phẩm dụng cụ đấm bốc, bao cát đấm bốc bạn hãy truy cập website META.vn hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua hotline dưới đây để được tư vấn và hỗ trợ mua hàng nhanh chóng. META cam kết Hàng chính hãng, Uy tín lâu năm, Dịch vụ Giao hàng & Bảo hành trên toàn quốc.

Tại Hà Nội:
56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy
Điện thoại: 024.3568.6969
Tại TP. HCM:
716-718 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10
Điện thoại: 028.3833.6666

Đừng quên truy cập website META.vn để tham khảo thêm nhiều thông tin về tư vấn đồ thể thao bạn nhé!

META.vn - Mua Hàng Chính Hãng Online, Giá Tốt!

Chia sẻ bài viết
Sắp xếp theo
Xóa Gửi bình luận