1. Trang chủ
112

Thước kẹp, Thước cặp

Sắp xếp theo:
Đang giảm giá

Thước kẹp là một trong những dụng cụ không thể thiếu trong ngành cơ khí, kỹ thuật. Trong bài viết hôm nay, META.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu xem thước kẹp là gì, có cấu tạo và ứng dụng ra sao, gồm những loại nào và cần lưu ý những gì khi sử dụng. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn!

1. Thước kẹp (thước cặp) là gì? Cấu tạo của thước kẹp

Thước kẹp là gì?

Thước kẹp (còn được gọi là thước cặp) là một dụng cụ được dùng để xác định khoảng cách giữa hai mặt đối diện (kích thước ngoài, kích thước trong hoặc chiều sâu) của một vật thể. Các đầu của thước cặp có thể điều chỉnh sao cho phù hợp với điểm cần đo. Thiết bị này có phạm vi đo rộng, tính chính xác tương đối cao, dễ sử dụng và giá thành khá rẻ.

Tìm hiểu cấu tạo của thước kẹp 

Thông thường, thước cặp được tạo nên từ những bộ phận chính như:

  • Mỏ đo trong
  • Mỏ đo ngoài
  • Vít giữ
  • Bộ phận di động
  • Thước phụ
  • Thước chính
  • Thân thước
  • Thanh đo độ sâu

Nên dùng thước cặp hay panme?

Cả thước kẹp và panme đều là dụng cụ đo kích thước vật lý với độ chính xác cao, được sử dụng để xác định chiều dài, chiều rộng, đường kính ngoài, đường kính trong, độ sâu của vật thể. Panme được thiết kế với độ chia rất nhỏ nên kết quả đo sẽ chính xác hơn so với thước cặp, đặc biệt là với những vật thể có kích thước nhỏ. Mặc dù có độ chính xác cao hơn nhưng panme không “đa dụng” như thước kẹp, mỗi loại panme thường sẽ ứng với 1 phép đo khác nhau. Từ những điểm này, chúng ta có thể thấy:

  • Nên dùng panme khi bạn cần đo kích thước của các chi tiết có kích thước rất nhỏ, đòi hỏi độ chính xác cao.
  • Nên dùng thước cặp khi bạn cần đo nhiều vật thể với nhiều kích thước khác nhau và không đòi hỏi quá cao về độ chính xác.

2. Ứng dụng của thước kẹp

Thước kẹp được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như ngành thép, ô tô, y tế, giáo dục, hàng không vũ trụ, thí nghiệm khoa học, xây dựng và thiết kế nội thất:

  • Trong ngành thép: Đo đường kính, độ sâu các lỗ của các vật thể làm bằng thép; đo đường kính các vật thể hình trụ khác nhau trong ống thép…
  • Trong ngành cơ khí chế tạo ô tô: Đo đường kính của trục khuỷu, đường kính của xi lanh, chiều cao của lò xo…
  • Trong xây dựng và thiết kế nội thất: Đo kích thước các loại kính xây dựng, kích thước các cấu kiện gỗ, chi tiết gỗ…
  • Trong ngành y tế: Đôi khi người ta cũng sử dụng thước cặp để xác định kích thước của các dụng cụ y tế (đặc biệt là dụng cụ phẫu thuật) – những dụng cụ đòi hỏi phải có kích thước thật chuẩn vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.
  • Trong phòng thí nghiệm khoa học: Hỗ trợ các nhà nghiên cứu xác định ảnh hưởng của nhiệt độ đến kích thước của kim loại, đo kích thước của đối tượng khi thực hiện thí nghiệm ở 2 phần khác nhau, đo các vật thể có hình thái biến đổi thường xuyên hoặc không thường xuyên từ bên trong và bên ngoài…
  • Trong giáo dục: Thước kẹp thường được sử dụng để phục vụ công tác giảng dạy bộ môn Vật lý hoặc dùng để đo kích thước của đối tượng hình trụ hoặc 1 vật thể nào đó trong phòng thí nghiệm của trường học.
  • Trong ngành hàng không vũ trụ: Dùng để xác định kích thước cho các vật thể đòi hỏi độ chính xác cao như đo kích thước của xi lanh, khối cầu…

3. Phân loại thước kẹp

Dựa theo đặc điểm và khoảng cách đo, người ta thường chia thước cặp thành những loại sau đây:

  • Theo đặc điểm: Thước kẹp đồng hồ (hiển thị kết quả đo trên mặt đồng hồ), thước kẹp cơ (hiển thị kết quả đo trên vạch cơ), thước kẹp điện tử (hiển thị kết quả đo trên mặt đồng hồ điện tử).
  • Theo khoảng cách đo: Thước cặp 150mm, thước kẹp 200mm, 300mm, 500mm…

4. Những điều cần lưu ý khi sử dụng thước kẹp

Nên chọn thước kẹp loại nào tốt?

Trên thị trường hiện nay có nhiều thương hiệu cung cấp thước kẹp, panme mà bạn có thể tin tưởng lựa chọn, trong đó, tiêu biểu nhất phải kể đến Insize. Thước cặp Insize được thiết kế và sản xuất bởi thương hiệu Insize của Mỹ. Sản phẩm của Insize chủ yếu được làm từ các chất liệu như hợp kim thép, inox chống gỉ… nên có độ bền cao, không bị gỉ sét, chịu được áp lực lớn và chống ăn mòn tốt. Hiện tại, Insize đã cho ra mắt thị trường các dòng thước kẹp đồng hồ, cơ khí và điện tử nhằm đáp ứng đa dạng nhu cầu sử dụng của người dùng. Tại META.vn, các loại thước cặp Insize có giá bán từ 200 nghìn đồng đến 15 triệu đồng.

Hướng dẫn sử dụng thước kẹp

Thước kẹp có 3 loại là thước cặp điện tử, thước cặp đồng hồ và thước cặp cơ khí. Trong đó, loại cơ khí hơi khó sử dụng vì người đo phải tự tính toán kết quả đo. Trong phần tiếp theo của bài viết chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng thước kẹp cơ khí.

Đo kích thước ngoài

  • Bước 1: Vặn lỏng vít kẹp, sau đó di chuyển mỏ cặp đo kích thước bên ngoài trên hàm di động theo kích thước lớn hơn kích thước chi tiết muốn đo.
  • Bước 2: Áp mỏ cặp hàm cố định vào mặt chuẩn chi tiết cần đo. Tiếp theo, bạn di chuyển hàm di động đến khi mỏ cặp đo kích thước ngoài trên hàm di động chạm vào mặt chi tiết muốn đo.
  • Bước 3: Vặn chặt vít kẹp, lấy thước kẹp ra khỏi chi tiết cần đo (hoặc để nguyên) và đọc kết quả.

Đo kích thước lỗ

  • Bước 1: Vặn lỏng vít kẹp, sau đó di chuyển mỏ cặp đo kích thước lỗ trên hàm di động theo kích thước nhỏ hơn kích thước lỗ chi tiết muốn đo.
  • Bước 2: Áp mỏ cặp hàm cố định vào mặt chuẩn chi tiết cần đo rồi di chuyển hàm di động đến khi mỏ cặp đo kích thước lỗ trên hàm di động chạm vào mặt chi tiết muốn đo.
  • Bước 3: Vặn chặt vít kẹp, lấy thước ra khỏi chi tiết cần đo (hoặc giữ nguyên) và đọc kết quả.

Cách đọc kết quả trên thước cặp cơ khí

  • Bước 1: Xem vạch “0” của du xích (thước phụ) ở vị trí nào rồi dựa vào đó để xác định phần nguyên của kích thước chi tiết cần đo trên thước chính. Phần nguyên sẽ nằm ở bên trái vạch “0” của du xích.
  • Bước 2: Xem vạch nào trên du xích trùng với vạch trên thước chính rồi dựa vào đó để tìm phần thập phân của kích thước chi tiết cần đo.

Phần thập phân = Số khoảng chia từ vạch "0" đến vạch trùng x Độ chia nhỏ nhất của thước phụ (thường được ghi sẵn trên thước)

  • Bước 3: Xác định kết quả đo cuối cùng.

Kích thước của chi tiết cần đo = Phần nguyên + Phần thập phân

Có nên mua thước kẹp cũ để sử dụng không?

Bên cạnh những loại thước kẹp mới thì trên thị trường hiện nay cũng có khá nhiều loại thước cặp cũ được bày bán. Trước sự hấp dẫn của giá bán, không ít người đặt ra câu hỏi là có nên mua thước kẹp đã qua sử dụng hay không.

Trên thực tế, mặc dù có lợi thế về giá hơn so với các sản phẩm mới, xong thước cặp cũ có khá nhiều nhược điểm, chẳng hạn như:

  • Khó xác định nguồn gốc, xuất xứ.
  • Không được bảo hành chính hãng.
  • Do đã qua sử dụng nên thước cặp cũ dễ xảy ra hỏng hóc, vận hành không còn trơn tru và độ chính xác có thể bị giảm.

Từ những lý do trên, chúng tôi cho rằng, bạn nên đầu tư cho mình một chiếc thước cặp mới thay vì mua lại đồ cũ, trừ trường hợp điều kiện tài chính không cho phép. Nếu vẫn quyết định mua thước kẹp cũ thì bạn nên tìm đến địa chỉ uy tín và phải kiểm tra hàng thật kỹ, đặc biệt là về độ chính xác khi đo.

Mua thước kẹp ở đâu chính hãng, giá rẻ?

META.vn là một trong những địa chỉ uy tín chuyên bán các loại thước kẹp tại Hà Nội và TPHCM. Đến với chúng tôi, bạn sẽ được cung cấp thước cặp chính hãng đến từ các thương hiệu hàng đầu hiện nay như Insize với mức giá rẻ và chế độ bảo hành lâu dài. Ngoài ra, chúng tôi còn hỗ trợ giao hàng và thanh toán tại nhà cho khách hàng.

Để được tư vấn và đặt mua các loại thước cặp chất lượng, Quý khách có thể truy cập vào website META.vn hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ:

  • Tại Hà Nội: Số 56 Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy. Điện thoại: 024.3568.6969
  • Tại TP.HCM: 716-718 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10. Điện thoại: 028.3833.6666