Máy khoan cần là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

👨 Đồng Bảo Huynh
29/06/2023 384

Máy khoan hiện nay có rất nhiều loại khác nhau, trong đó máy khoan cần là một trong những dòng máy khoan phổ biến, được ưa chuộng nhất. Vậy máy khoan cần là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nó như thế nào? Hãy cùng META tìm hiểu ngay nhé!

Máy khoan cần là gì? Có những loại nào?

Máy khoan cần (radial drilling machine) còn có tên khác là máy khoan xuyên tâm. Đây là loại máy khoan kích thước lớn, có cấu tạo giống với máy khoan bàn nhưng được trang bị thêm trục nằm ngang. Trục cánh tay nằm ngang mang động cơ có thể di chuyển được nhiều hướng khác nhau thay vì chỉ chuyển động lên xuống nên việc sử dụng sẽ linh hoạt hơn.

Máy khoan cần là gì?

Máy khoan cần chủ yếu có 2 loại là máy khoan cần mini và máy khoan cần công nghiệp cỡ lớn. Trong đó, các loại máy mini chủ yếu phục vụ cho nhu cầu làm việc tại nhà hoặc các xưởng gia công nhỏ, trong khi máy khoan cỡ lớn phục vụ cho các xưởng sản xuất công nghiệp quy mô lớn.

Xem thêm: Máy khoan từ là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Cấu tạo máy khoan cần

Cấu tạo máy khoan cần

Máy khoan cần có cấu tạo chủ yếu gồm những bộ phận sau:

  • Cánh tay hướng tâm (Radial Arm): Cánh tay của máy khoan cần có chức năng hỗ trợ cho cụm đầu khoan hoạt động, có thể di chuyển quanh vật liệu theo chiều dài của nó.
  • Cột (Columm): Gắn cố định với chân đế của máy, liên kết với cánh tay hướng tâm và cố định lại cánh tay giúp nó chuyển động một cách liền mạch hơn.
  • Vít nâng (Arm Up/Down): Là một miếng kim loại hình tròn có chức năng điều chỉnh chiều cao của cánh tay bằng phương pháp nâng lên hoặc hạ xuống.
  • Nút công tắc (ON/OFF): Dùng để đóng hoặc mở máy.
  • Bàn làm việc (Table): Dùng để đặt phôi lên và tiến hành khoan. Bàn thường được đặt phía dưới cánh tay hướng tâm, có thể nâng lên hoặc hạ xuống để dễ dàng hơn trong quá trình làm việc.
  • Chân đế (Base): Là giá đỡ cho các bộ phận khác của máy khoan, thường được cố định trực tiếp vào mặt bàn hoặc mặt phẳng cố định.
  • Trục chính/con quay (Spindle): Được gắn ở miệng của cánh tay hướng tâm. Nó là phần quay của máy khoan và giữ đầu khoan.
  • Đầu khoan (Drill Head): Được gắn vào trục quay có chức năng là khoan vào vật liệu hoặc phôi cần vận hành.

Xem thêm: Công tắc đảo chiều máy khoan là gì? Vai trò và cách sử dụng

Nguyên lý hoạt động của máy khoan cần

Nguyên lý hoạt động của máy khoan cần

Nguyên lý hoạt động của máy khoan cần cũng không khác biệt quá lớn so với các loại máy khoan khác: Sau khi phôi được cố định trên bàn người dùng sẽ điều chỉnh chiều cao và tầm với của tay hướng tâm cho mũi khoan có khoảng cách phù hợp với phôi. Khi máy khoan được bật, mũi khoan được lắp vào trước đó sẽ quay và mũi khoan sẽ được kết nối với trục chính. Mũi khoan xuyên tâm sẽ tác dụng một lực lớn lên phôi để tạo thành lỗ khoan, lực lớn này là kết quả của đầu khoan quay tốc độ cao.

Xem thêm: Cấp độ trượt máy khoan là gì? Ý nghĩa và tầm quan trọng

Một số đặc điểm nổi bật của máy khoan cần

Máy khoan cần có một số đặc điểm nổi bật như:

  • Sử dụng đơn giản, không tốn sức lực.
  • Có thể khoan những lỗ có kích thước lớn hơn 75mm trên những tấm kim loại dày.
  • Thực hiện khoan, doa, taro trên cả phôi được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau, có kích thước lớn, trọng lượng nặng.
  • Có thể khoan nhiều lỗ trong một lần cài đặt mà không phải di chuyển phôi.
  • Có thể dễ dàng di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác để khoan vật liệu có kích thước lớn.
  • Hiệu suất cao nhưng rất êm, không gây ra nhiều tiếng ồn.
  • Được làm từ vật liệu cao cấp, thiết kế bắt mắt, chân đế chắc chắn, vận hành có độ an toàn cao.
  • Tiết kiệm điện năng hiệu quả.

Xem thêm: Tổng hợp các loại máy khoan cầm tay thông dụng nhất

Ứng dụng của máy khoan cần

Ứng dụng của máy khoan cần

Máy khoan cần là một trong những thiết bị được ứng dụng nhiều nhất trong các ngành công nghiệp khác nhau như đồ gỗ, xây dựng… Loại máy này có thể khoan được trên hầu hết các vật liệu khác nhau từ cứng như thép hoặc gang hay đến các vật liệu có độ giòn nhất định như nhựa…

Sở dĩ máy khoan cần có thể sử dụng trên nhiều vật liệu như vậy là do đầu máy có hệ thống bánh răng và bộ phận tản nhiệt nên có thể xử lý cả những vật liệu cứng mà không làm chúng bị vỡ.

Xem thêm: Cách khoan thép cứng nhanh chóng, dễ dàng, an toàn, hiệu quả nhất

Cách sử dụng máy khoan cần như thế nào?

Để sử dụng máy khoan cần, bạn có thể thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Lắp đuôi côn vào trục chính

Bạn điều chỉnh trục chính di chuyển xuống vừa tầm rồi lắp đuôi côn vào trục, có thể sử dụng các vật liệu cứng như gỗ hoặc loại khác để ép đuôi côn vào trục chính.

Bước 2: Lắp đầu khoan vào đuôi côn

Khóa hết các đầu côn sau đó lắp đầu khoan vào đuôi côn.

Bước 3: Di chuyển bàn làm việc

Nếu muốn thay đổi vị trí khoan, bạn tháo lỏng các ốc vít và di chuyển bàn làm việc đến vị trí mới mà bạn muốn sau đó lắp chặt các ốc vít lại để đảm bảo an toàn. Sau đó, bạn có thể điều chỉnh độ cao thấp của bàn làm việc cho phù hợp với vị trí mới.

Bước 4: Điều chỉnh độ sâu khoan

Trên cần điều khiển của máy khoan cần có vạch chia độ sâu khoan, nếu cần điều chỉnh, bạn chỉ cần nới lỏng ốc ở vị trí cần điều khiển sau đó di chuyển theo vị trí khoan với độ sâu cần thiết là được.

Bước 5: Điều chỉnh tốc độ khoan

Cách sử dụng máy khoan cần

Để điều chỉnh tốc độ khoan, bạn phải mở nắp máy khoan cần (phần động cơ của máy), nới lỏng hai ốc dùng để giữ pully. Kéo căng dây bằng phương pháp thủ công, sau đó lựa chọn tốc độ khoan phù hợp rồi vặn ốc pully để khóa lại.

Lưu ý: Khi muốn thay đổi tốc độ hay điều chỉnh chế độ của máy khoan cần, người dùng buộc phải tắt máy và đợi cho động cơ dừng hẳn để đảm bảo an toàn.

Bước 6: Lắp đặt mũi khoan

Đưa mũi khoan đúng vào tâm của đầu cặp, dùng dụng cụ siết để cố định hoàn toàn mũi khoan vào đầu kẹp.

Bước 7: Tiến hành khoan

Tuỳ thuộc vào đường kính và tốc độ khoan mà bạn cài đặt để lựa chọn mũi khoan và tốc độ máy khoan phù hợp:

  • Mũi khoan có đường kính nhỏ hơn 5mm lựa chọn tốc độ khoan nhanh.
  • Mũi khoan có đường kính từ 5mm - 8mm lựa chọn tốc độ khoan ở chế độ vừa phải.
  • Mũi khoan có đường kính từ 8mm - 11mm lựa chọn tốc độ khoan chậm.
  • Mũi khoan có đường kính lớn hơn 11mm sử dụng khoan mồi bằng máy đột lỗ trước sau đó mới sử dụng mũi khoan lớn.

Xem thêm: Mũi khoan gỗ 2 tầng: Đặc điểm và cách chọn mua

Những lưu ý khi sử dụng máy khoan cần

Những lưu ý khi sử dụng máy khoan cần

Khi sử dụng máy khoan cần, bạn cũng phải lưu ý một số điều sau:

  • Để đảm bảo an toàn, người dùng nên sử dụng máy theo đúng hướng dẫn và thiết kế ban đầu.
  • Sử dụng nguồn điện phù hợp với thông số kỹ thuật của máy.
  • Luôn kiểm tra nguồn điện trước khi sử dụng. Trước khi cắm điện, cần đảm bảo công tắc máy đã được tắt để đảm bảo an toàn.
  • Máy cần được đặt ở vị trí cân bằng, người dùng khi thao tác cần đứng ở vị trí không trơn trượt.
  • Nên trang bị đủ đồ bảo hộ lao động cần thiết trước khi vận hành máy như quần áo bảo hộ, găng tay, mắt kính... để hẹn chế tối đa mạt khoan dính vào người gây nguy hiểm.
  • Không sử dụng máy trong môi trường quá ẩm ướt hoặc quá nóng, đặc biệt nên tránh làm việc khi xung quanh là các vật liệu dễ cháy.
  • Không để người không phận sự, trẻ em lại gần máy khi máy đang chạy.
  • Sử dụng mũi khoan phù hợp với các vật liệu cần khoan, và cần đảm bảo mũi khoan được gắn chắc chắn vào mâm cặp.

Xem thêm: Đóng pin máy khoan là gì và những điều cần biết

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ để bạn có thể hiểu rõ máy khoan cần là gì. Để tham khảo thêm nhiều kiến thức về máy khoan hữu ích khác, bạn hãy truy cập META.vn thường xuyên hơn nhé! Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau!

Nếu có nhu cầu mua máy khoan chính hãng đảm bảo chất lượng, giá tốt, bạn hãy xem thông tin và đặt mua sản phẩm trên website META.vn hoặc gọi tới hotline dưới đây để được hỗ trợ nhanh nhất. META cam kết Hàng chính hãng, Uy tín lâu năm, Dịch vụ Giao hàng & Bảo hành trên toàn quốc.

Tại Hà Nội:
56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy
Điện thoại: 024.3568.6969
Tại TP. HCM:
716-718 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10
Điện thoại: 028.3833.6666

META.vn - Mua Hàng Chính Hãng Online, Giá Tốt!

Chia sẻ bài viết
Sắp xếp theo
Xóa Gửi bình luận