Tại sao nằm điều hòa bị khô mũi? Liệu có khắc phục được tình trạng khô mũi khi nằm điều hòa không? Nếu bạn đang băn khoăn về điều này thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé!
Nhiều người thường than phiền rằng khi nằm trong phòng điều hòa lâu, họ thường có cảm giác mũi bị khô. Đặc biệt là với những người có hệ hô hấp nhạy cảm, dễ bị các bệnh hô hấp thì hiện tượng khô mũi khi nằm điều hòa càng trở nên rõ rệt và dễ nhận biết hơn. Nguyên nhân khiến nhiều người nằm điều hòa bị khô mũi thật ra rất đơn giản, nó cũng tương tự như trường hợp bị khô da, chủ yếu là do tình trạng thiếu độ ẩm gây nên.
Chúng ta đều biết rằng, điều hòa không khí thường thổi ra luồng không khí lạnh và khô hơn so với không khí thông thường. Khi ở trong phòng điều hòa trong thời gian dài, độ ẩm không khí giảm sút, độ ẩm trên da và các lớp niêm mạc mũi cũng bị suy giảm dẫn đến tình trạng màng nhầy trong mũi bị khô rát gây khó chịu.
Hiện tượng khô mũi khi ngồi điều hòa không chỉ xảy ra ở những người có tiền sử bị các bệnh về hô hấp như viêm mũi dị ứng, xoang mũi... hoặc những người cơ địa da khô mà ngay cả những người có thể trạng và lịch sử bệnh lý bình thường cũng vẫn có thể gặp phải trình trạng này.
Nằm điều hòa bị khô mũi có thể dẫn đến nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, ví dụ như:
Vậy làm thế nào để hạn chế tình trạng ngủ máy lạnh bị khô mũi? Hãy tham khảo ngay những cách giảm khô mũi khi nằm điều hòa được chúng tôi chia sẻ trong phần tiếp theo nhé!
Xem thêm: Lí do người lớn, trẻ nhỏ nằm điều hoà bị chảy máu cam và cách hạn chế
Dưới đây là một số mẹo nằm điều hòa mà không bị khô mũi rất đơn giản, bạn nên áp dụng để hạn chế những tác hại khi nằm trong phòng điều hòa.
Máy phun sương, máy tạo độ ẩm là một trong những thiết bị luôn được khuyến khích sử dụng chung với điều hòa. Máy sẽ giúp tạo thêm độ ẩm cho không khí, hạn chế các tác động của không khí khô đến không chỉ hệ hô hấp mà còn với cả da và tóc của bạn.
Xem thêm: Cách phòng ngừa nằm điều hoà, máy lạnh bị ho cho người lớn, trẻ nhỏ
Sử dụng bình xịt mũi, rửa mũi cũng là một phương pháp hiệu quả giúp làm lỏng chất nhầy trong khoang mũi, rửa trôi bụi bẩn và cung cấp thêm độ ẩm, hạn chế tình trạng bị khô niêm mạc mũi. Tuy nhiên, bạn chỉ nên xịt mũi từ 2 - 3 lần/ngày và rửa mũi 1 lần/ngày, không nên xịt rửa quá thường xuyên vì có thể phản tác dụng, làm niêm mạc mũi bị mỏng đi, dễ bị chảy máu.
Xem thêm: Nằm điều hòa bị hắt hơi sổ mũi: Nguyên nhân và cách chống
Một số loại dầu như dầu olive, dầu mè, dầu dừa... có tác dụng làm ẩm các vùng da khô như chân tay, da đầu và cả niêm mạc mũi. Nếu bạn bị khô mũi khi ngủ điều hòa thì có thể bôi một lớp dầu mỏng vào mũi để cấp thêm ẩm cho da.
Xem thêm: Cách nằm điều hoà, máy lạnh không bị nghẹt mũi
Nước là một trong những yếu tố có vai trò quan trọng trong việc duy trì độ ẩm cho cơ thể, vì vậy, để hạn chế những tác động của không khí lạnh và khô từ điều hòa, bạn nên uống đủ nước mỗi ngày. Không chỉ nước lọc mà bạn có thể bổ sung nước từ nhiều nguồn khác như nước trà hoặc rau củ, trái cây… để cung cấp độ ẩm cho niêm mạc mũi.
Xem thêm: Người lớn, trẻ nhỏ bị sốt có nên bật quạt, nằm điều hòa không?
Ngoài cách sử dụng máy phun sương tạo ẩm thì xông hơi cũng là một phương pháp hữu hiệu cho những ai nằm điều hòa bị khô mũi. Hơi nước ấm sẽ làm loãng dịch nhầy trong mũi, họng và phổi để đẩy dịch nhầy dư thừa ra ngoài, đồng thời thẩm thấu vào sâu và tạo độ ẩm cho niêm mạc mũi. Nên sử dụng máy xông mặt kết hợp với các loại thực vật như chanh, sả, lá tía tô... để đạt hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, khi xông hơi bạn cần chú ý không đưa mặt quá gần chậu nước nóng để tránh bị bỏng.
Xem thêm: Mách bạn cách nằm điều hòa, máy lạnh không bị đau họng
Bên cạnh những biện pháp khắc phục tình trạng khô mũi khi ngồi điều hòa, máy lạnh, bạn cũng cần lưu ý:
Xem thêm: Cách vệ sinh máy lạnh, điều hòa tại nhà
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được nguyên nhân vì sao nằm điều hòa bị khô mũi và cách khắc phục tình trạng này thế nào. Đừng quên thường xuyên truy cập META.vn để tham khảo thêm nhiều kiến thức về điều hòa hữu ích khác nhé! Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau