1. Trang chủ
9

Nón Fullface

Sắp xếp theo:
Đang giảm giá

Nón Fullface (hay nón bảo hiểm fullface, mũ bảo hiểm fullface) giúp bảo vệ an toàn cho phần đầu tốt nhất trong số các loại nón bảo hiểm có trên thị trường. Nó có thể bảo vệ hộp sọ, sau ót, cằm, trán, thái dương và mặt. Sau đây hãy cùng META tìm hiểu về loại nón bảo hiểm nguyên đầu này nhé!

 Nón fullface

Một số loại nón bảo hiểm fullface trên thị trường

Nón bảo hiểm fullface có thiết kế hiện đại, mạnh mẽ với những nét nam tính. Nó có kích thước lớn và trọng lượng khá nặng. Đây là loại nón bảo hiểm khá chuyên dùng, được ưa chuộng trong giới biker và dân phượt nên còn được gọi là nón bảo hiểm thể thao,...

Khi đội nón fullface, toàn bộ phần đầu của bạn sẽ được trùm kín do thiết kế đặc biệt của mũ. Vì được trang bị các lỗ thông khí giúp lưu thông dòng khí bên trong nên nó không gây khó thở, bí bách cho người đội. Loại mũ bảo hiểm kín đầu này luôn có một khe hở trong vành đai chắn trước mắt và mũi và kính che mặt bằng nhựa có thể xoay lên xoay xuống tùy ý.

Tại sao nên đội nón Fullface?

Nón bảo hiểm fullface có khả năng bảo vệ đầu tốt nhất

Đặc điểm của nón fullface thu hút người dùng nhất chính là khả năng bảo vệ toàn diện. Nó có thể bảo vệ nguyên phần đầu của người đội: từ hộp sọ, trán, thái dương, mặt, cằm cho đến sau ót.

Những lý do khác bạn nên đội mũ bảo hiểm cả đầu fullface

- Giúp bảo vệ mắt và mặt bạn khỏi những con côn trùng đang bay vì khi đang chạy xe, bạn có thể phải xuyên thẳng qua một đàn muỗi mắt, đàn ong hay bất cứ con côn trùng đang bay nào.

- Các loại mũ bảo hiểm nguyên đầu giúp cản gió, không cho gió, thậm chí là mưa, tuyết táp vào mặt.

- Giúp người đội lại xe tự tin hơn, giảm bớt những lo lắng khi chạy nhanh, chạy đường dài.

Cấu tạo một chiếc nón fullface tiêu chuẩn

Cấu tạo cơ bản của một chiếc nón bảo hiểm fullface theo tiêu chuẩn quốc tế sẽ gồm 5 bộ phận: lớp vỏ, lớp EPS, lớp lót trong cùng, mặt kính và hệ thống dây đai, đinh tán, khớp xoay. sau đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết từng bộ phận này nhé!

1. Lớp vỏ bảo vệ của nón fullface

Khi xảy ra va chạm, lớp vỏ bảo vệ sẽ chịu lực va đập và ma sát từ bên ngoài mạnh nhất. Lớp vỏ này được làm từ các vật liệu siêu bền với độ cứng cao. Trước đây, chất liệu làm vỏ mũ chủ yếu là ABS và HDPE, tuy nhiên hiện nay các nhà sản xuất đã cho thêm vào sợi thủy tinh và sợi Carbon để tăng sức bền và giảm trọng lượng cho mũ.

Các nhà sản xuất mũ bảo hiểm nổi tiếng như Royal, Asia, Protec, Andes,... thường sử dụng vật liệu nhựa đúc Polycarbonate thay vì Composite kém an toàn. Ngoài ra, lớp vỏ của nón fullface còn là nơi thể hiện những ý tưởng thiết kế hoa văn, màu sắc độc đáo… giúp người dùng có nhiều lựa chọn tùy theo sở thích của mình.

2. Lớp lót EPS giảm chấn

Đây là lớp vỏ thứ hai và cũng là thành phần giữ vai trò quan trọng nhất của một chiếc mũ bảo hiểm cả đầu. Nhiều người gọi lớp lót này là lót EPS do nó thường được sản xuất từ Polystyrene (EPS).

Phần lót EPS của nón fullface có tác dụng làm chậm và hấp thụ gần như hoàn toàn lực tác động của vụ va chạm. Từ đó giúp bảo vệ phần đầu của bạn, hạn chế các chấn thương nhất là chấn thương sọ não.

Khi bị xảy ra va chạm, cho dù lớp vỏ bên ngoài không có biểu hiện hư hại nào nhưng lớp lót EPS bên trong đã hấp thụ lực va chạm và có thể bị biến dạng. Lớp lót giảm chấn này không có khả năng phục hồi như ban đầu nên sau tai nạn, bạn nên thay thế nhé.

3. Lớp lót trong cùng

Nón bảo hiểm fullface có một lớp nằm trong cùng được gọi là lớp lót “tiện nghi” vì nó sẽ tạo cảm giác êm ái cho đầu của bạn khi đội mũ. Một chiếc nón fullface tốt sẽ có lớp lót đủ mềm mại và vừa vặn với đầu, giúp bạn không cảm thấy khó chịu mỗi khi sử dụng.

4. Kính che mặt của mũ bảo hiểm fullface

Đây là bộ phận quan trọng giúp bảo vệ mặt bạn trước gió, bụi,... đảm bảo một tầm nhìn tốt cho bạn khi trời mưa. Bên cạnh đó, kính che mặt còn có tác dụng cản bụi bặm, đất đá, côn trùng không gây tổn thương cho mắt và da mặt.

Các hãng sản xuất nón bảo hiểm fullface đều chế tạo kính che từ nhựa Polycarbonate mà không phải là thủy tinh vì nó bền, nhẹ và có khả năng chịu lực tác động cao hơn. Bộ phận này có thể kéo lên, kéo xuống được nên bạn sẽ linh động hơn khi sử dụng.

5. Các khớp nối, đinh tán và dây quai

Dây quai đeo là bộ phận giúp cố định chiếc nón fullface vào đầu của bạn. Việc cài dây quai đúng cách sẽ tạo sự thoải mái và giúp nón bảo hiểm bảo vệ được đầu của bạn khi có tai nạn. Còn hệ thống khớp nối, đinh tán có tác dụng  liên kết các thành phần của chiếc nón bảo hiểm lại với nhau.

Lưu ý: Không nên gài dây quá chặt vì sẽ gây khó thở, gây ra cảm giác thít cổ; cũng không gài quá rộng có thể khiến chiếc mũ tuột khỏi đầu bạn trong các tình huống va chạm.

Trước khi được bán ra thị trường, tất cả các bộ phận ở trên đều được kiểm định, đo lường chặt chẽ nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người sử dụng.

Cách chọn chọn size nón fullface phù hợp

Nón bảo hiểm fullface có đủ size từ S, M, L, XL cho đến nón XXL. Một chiếc mũ bảo hiểm có thể bảo vệ an toàn chính là chiếc có size phù hợp với đầu của bạn. Thường thì mỗi hãng sẽ có cách tính size khác nhau, vì thế bạn hãy vào website của hãng tra bảng size rồi mới nên mua nhé.

Nếu bạn chưa biết mình thuộc size nào thì hãy lấy một cái thước dây, đo vòng trán tại vị trí cách mắt khoảng 3 - 4 cm. Đây chính là chu vi vòng đầu của bạn, bạn sẽ dựa vào số đo này để chọn nón fullface thích hợp.

Giá nón fullface? Nên mua nón bảo hiểm fullface ở đâu?

Hiện nay, chỉ từ 600 nghìn đồng là bạn đã có thể mua nón bảo hiểm đến từ các thương hiệu đang được yêu thích như nón fullface Royal, nón fullface Andes, nón Sunda, Napoli,... Nếu bạn muốn sở hữu các sản phẩm cao cấp, chất lượng hơn thì số tiền phải chi khoảng vài triệu, thậm chí hơn 10 triệu đồng.

Nếu bạn đang có nhu cầu mua nón fullface chính hãng, chất lượng tốt với giá thành rẻ nhất thị trường thì hãy truy cập ngay vào website META.vn, chọn sản phẩm phù hợp và đặt hàng. Bạn cũng có thể gọi đến Hotline tại Hà Nội 024.35.68.69.69 - Tại TP. HCM 028.3833.6666 để được đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp tư vấn và hỗ trợ mua hàng nhanh nhất nhé!