Nguyên nhân máy giặt có mùi hôi khó chịu và cách xử lý hiệu quả

👨 Phương Ngọc Nhất Hạnh
28/04/2016 1.509

Sau một thời gian dài sử dụng, máy giặt nhà bạn có thể xuất hiện mùi hôi, ẩm mốc khó chịu. Nếu không xử lý kịp thời, mùi hôi và ẩm mốc dễ lây lan, bám sang quần áo và biến máy giặt thành ổ vi khuẩn. Vậy vì sao máy giặt có mùi hôi và cách xử lý vấn đề này như thế nào? META.vn sẽ giúp bạn giải quyết tình trạng này một cách nhanh chóng mà không phải tốn nhiều công sức.

Nguyên nhân máy giặt bị hôi

Có nhiều nguyên nhân khiến máy giặt bốc mùi hôi nhưng chủ yếu là do 3 nguyên nhân sau:

Do cửa máy giặt thường xuyên đóng kín

Sau khi sử dụng máy giặt, nhiều người thường có thói quen đóng kín cửa máy khiến hơi ẩm không được thoát ra. Điều này là một trong những nguyên nhân khiến nấm mốc phát triển mạnh mẽ và sinh ra mùi hôi khó chịu.

Máy giặt bốc mùi hôi do cửa máy giặt thường xuyên đóng kín

Xem thêm: Cách sửa lỗi máy giặt có mùi khét hiệu quả nhất

Do mùi từ ống dẫn nước thải của máy giặt

Sau một thời gian sử dụng, đường ống dẫn nước thải của máy giặt có thể bị tắc nghẽn khiến nước thải không thải được ra hết, gây mùi hôi khó chịu. Đồng thời mùi cặn bẩn bên trong đường ống cũng là một nguyên nhân khiến máy giặt của bạn bị hôi và có thể sinh ra vi khuẩn, nấm mốc làm ảnh hưởng tới quần áo khi giặt.

Máy giặt có mùi hôi do mùi từ ống dẫn nước thải của máy giặt

Xem thêm: Phao lọc cặn máy giặt có tốt không và cách sử dụng

Do không vệ sinh lồng giặt thường xuyên

Lồng giặt là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với quần áo bẩn, nước, nước giặt/xà phòng. Do vậy, sau một thời gian sử dụng, cặn bẩn, cặn bột giặt sẽ tích tụ lại và tạo thành mảng bám trên lồng giặt. Nếu không vệ sinh lồng giặt thường xuyên, những cặn bẩn này sẽ là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn gây mùi phát triển, khiến máy giặt có mùi hôi khó chịu.

Xem thêm: 3 Nguyên nhân và cách sửa máy giặt xong vẫn còn bọt xà phòng

Cách xử lý máy giặt bị hôi

Khi máy giặt có mùi hôi, bạn cần thực hiện các bước sau để khử mùi hôi cho thiết bị.

Bước 1: Dùng một miếng vải cotton mềm thấm với nước giấm rồi lau sạch phần vỏ bên ngoài máy giặt.

Dùng một miếng vải cotton lau sạch phần vỏ bên ngoài của máy

Bước 2: Cho 2 cốc nước giấm vào lồng giặt rồi bật chế độ giặt nước nóng để loại bỏ các cặn bẩn và mùi hôi. Một số loại máy giặt hiện nay được tích hợp tính năng vệ sinh lồng giặt tự động nên bạn có thể vận hành chương trình này để loại bỏ bụi bẩn, cặn bột giặt còn sót lại, giúp lồng giặt luôn sạch sẽ, hạn chế vi khuẩn sinh sôi gây mùi hôi, ẩm mốc.

Dùng dấm để khử mùi hôi máy giặt

Nếu máy giặt nhà bạn không được tích hợp chế độ giặt nước nóng và cũng không có tính năng vệ sinh lồng giặt thì bạn có thể khử mùi hôi máy giặt bằng cách: Sử dụng dung dịch thuốc tẩy hoặc pha một hỗn hợp gồm giấm, muối hoặc muối nở (baking soda nếu có) cho vào máy giặt rồi khởi động một chu trình giặt (không có quần áo) để tẩy sạch các vết bẩn còn lại trong lồng giặt.

Bước 3: Tiếp theo, bạn dùng một miếng vải cotton mềm thấm với nước giấm rồi lau phần gioăng cao su và các cạnh của nắp máy giặt.

Làm sạch phần gioăng cao su của máy giặt

Bước 4: Tiến hành vệ sinh khu vực chứa nước giặt và nước xả vải. Bạn tháo hộp đựng chất tẩy rửa ra và rửa sạch nước tẩy còn sót lại bên trong, sau đó lau khô và lắp lại vào vị trí cũ.

Vệ sinh khu vực chứa nước xả vải, nước giặt

Xem thêm: Cách vệ sinh bộ lọc cặn máy giặt cửa trên, cửa trước đơn giản nhất

Cách hạn chế máy giặt có mùi hôi

Để hạn chế tình trạng máy giặt bị hôi, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:

Nên sử dụng nước giặt thay cho bột giặt

Nhiều gia đình có thói quen sử dụng bột giặt khi giặt máy. Tuy nhiên, bột giặt lại thường bị đóng cặn và tồn đọng bên trong máy. Vì vậy, bạn nên sử dụng nước giặt (dạng dung dịch giặt tẩy) khi giặt máy sẽ tốt hơn. Chất tẩy sẽ nhanh chóng được hòa tan, thấm sâu vào sợi vải, vừa giúp hạn chế tình trạng tạo cặn vừa nâng cao hiệu quả làm sạch quần áo.

Nên sử dụng nước giặt thay cho bột giặt để ngừa tình trạng máy giặt bị hôi

Không nên đóng cửa máy giặt khi vừa dùng xong

Khi vừa giặt xong, bạn không nên đóng chặt cửa máy mà nên mở cửa để tạo không gian lưu thông, giúp hơi ẩm dễ dàng bay hơi, không bị đọng lại trong máy giặt, tránh gây ra mùi hôi khó chịu.  Điều này, đặc biệt quan trọng đối với dòng máy giặt cửa trên. Ngoài ra, bạn cũng cần thường xuyên kiểm tra các bộ phận của máy giặt để kịp thời làm sạch bụi bẩn ở đó.

Cần chú ý đến đường ống xả nước sau khi giặt

Trong quá trình lắp đặt máy giặt, nhiều người thường không để ý tới vị trí đặt ống nước xả. Để tránh máy giặt có mùi hôi, bạn nên đặt ống xả dốc và không nên dùng đường xả quá dài để việc thoát nước tốt hơn và tránh bị tồn đọng nước thải trong đường ống lâu ngày dẫn đến các mùi hôi khó chịu.

Vệ sinh máy giặt định kỳ

Đây là việc làm vô cùng quan trọng giúp bạn phòng ngừa và khử mùi hôi máy giặt một cách hiệu quả.

Vệ sinh máy giặt định kỳ giúp ngăn ngừa máy giặt bốc mùi hôi

Hằng ngày, sau khi giặt xong, bạn nên vệ sinh các bộ phận bên ngoài của máy, đặc biệt là phần gioăng cao su và khu vực chứa chất tẩy. Còn đối với lồng giặt, bạn nên vệ sinh định kỳ 1 tuần/lần để giữ máy giặt sạch khuẩn và không có mùi hôi.

Nên vệ sinh cả các hộc chứa xà phòng, nước xả để ngừa mùi hôi của máy giặt

Xem thêm: Cách sử dụng viên tẩy máy giặt để vệ sinh máy giặt hiệu quả nhất

Như vậy, META.vn đã cùng bạn tìm hiểu về nguyên nhân và cách xử lý trường hợp máy giặt có mùi hôi. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn thoải mái hơn khi sử dụng thiết bị. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết.

Đừng quên thường xuyên truy cập chuyên mục tư vấn máy giặt của META.vn để cập nhật những thông tin hữu ích khác nhé! Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết sau.

META.vn - Mua Hàng Chính Hãng Online, Giá Tốt!

Chia sẻ bài viết
Sắp xếp theo
Xóa Gửi bình luận