Tổng hợp chi tiết bảng mã lỗi các loại điều hòa, máy lạnh AQUA

👨 Phương Ngọc Nhất Hạnh
22/06/2022 8.078

Bạn đã nắm được cách test mã lỗi máy lạnh AQUA chưa? Cùng chúng tôi tìm hiểu cách test lỗi cũng như bảng mã lỗi máy lạnh AQUA chi tiết nhất qua bài viết dưới đây bạn nhé!

Các nguyên nhân gây lỗi trên máy lạnh AQUA

Trong quá trình sử dụng điều hòa AQUA, rất khó tránh khỏi hoàn toàn việc máy bị lỗi. Dưới đây là một số nguyên nhân gây lỗi trên dòng điều hòa này:

  • Do máy lạnh bị thiếu gas hoặc hết gas.
  • Quạt dàn lạnh hoặc quạt dàn nóng của máy bị hỏng (hay còn gọi là chết quạt).
  • Do block ăn dòng, block không chạy.
  • Do dàn nóng điều hòa hoặc dàn lạnh điều hòa quá bẩn làm cho thiết bị không thể tản nhiệt được.
  • Do dây tín hiệu, dây điện của máy lạnh bị chập chờn, bị đứt.
  • Điều hòa bị ẩm hoặc bị hỏng main từ đó gây ra lỗi.
  • Cảm biến dàn lạnh hoặc dàn nóng bị hỏng làm cho điều hoà không đo được nhiệt độ.
  • Do tốc độ tua của máy lạnh bị chậm, độ chờ quá sớm hoặc kéo dài.
  • Sử dụng sai điều khiển, sai chức năng, sai chế độ.
  • Van áp suất, van 1 chiều bị hỏng…

Xem thêm: Van tiết lưu điều hòa, máy lạnh: Cấu tạo, tác dụng và cách xử lý khi bị nghẹt

Cách kiểm tra mã lỗi máy lạnh AQUA

Cách test mã lỗi máy lạnh AQUA như sau:

  • Bạn nhấn công tắc khẩn cấp trong 10 - 15 giây.
  • Sau đó, điều hòa AQUA sẽ tự động dò tìm mã lỗi trong danh sách.
  • Tùy thuộc vào từng model mà mã lỗi máy lạnh AQUA sẽ được hiển trị trên màn hình của cục lạnh hoặc không.

Xem thêm: Cách sử dụng remote máy lạnh AQUA chi tiết đơn giản nhất

Bảng mã lỗi điều hoà AQUA Inverter

Điều hòa AQUA Inverter thường gặp phải các lỗi do hư hỏng hệ thống, hư dàn nóng và hư hỏng dàn lạnh. Cụ thể các lỗi này như sau:

Hư hỏng hệ thống

Lỗi do hư hỏng hệ thống trên điều hòa AQUA Inverter được quy định bằng mã lỗi E7. Lỗi này liên quan đến việc kết nối giữa dàn nóng và dàn lạnh gặp vấn đề. Nguyên nhân gây ra lỗi E7 là do dây điện của máy nén bị lỏng, mạch điều khiển bị hỏng hoặc do dàn lạnh bị hư.

Xem thêm: Lỗi E7 máy lạnh AQUA sửa thế nào?

Hư dàn nóng

Dàn nóng của điều hòa AQUA bị hư có thể do nhiều nguyên nhân. Dưới đây là bảng mã lỗi máy lạnh AQUA bị hư dàn nóng do nhà sản xuất quy định:

Mã lỗi

Mô tả lỗi

Nguyên nhân

F1

Lỗi mạch mô đun.

- Mạch mô đun của máy lạnh AQUA bị hỏng.

F2

Máy nén bị quá dòng.

- Do hỏng máy nén.

- Hoặc do mạch mô đun bị hỏng.

F3

Lỗi kết nối của mạch mô đun và mạch điều khiển chính dàn nóng.

- Do kết nối giữa mạch mô đun và mạch điều khiển chính bị lỏng.

- Do mạch điều khiển chính của dàn nóng bị hỏng.

- Hoặc do mạch mô đun dàn chính bị lỏng.

F4

Bảo vệ quá nhiệt ngõ ra.

- Do van tiết lưu điện tử bị hỏng.

- Do hỏng cảm biến nhiệt.

- Do mạch điều khiển chính dàn nóng bị hỏng.

F6

Lỗi cảm biến nhiệt độ môi trường.

- Do hỏng cảm biến nhiệt.

F7

Lỗi cảm biến nhiệt ngõ vào.

- Do hỏng cảm biến nhiệt.

F8

Mô tơ quạt dàn nóng bị lỗi.

- Cuộn dây mô tơ của quạt dàn nóng bị đứt.

- Dây điện kết nối dây mô tơ bị đứt.

- Hoặc do hỏng mạch điều khiển chính dàn nóng.

F11

Lỗi máy nén.

- Hỏng máy nén.

F12

Lỗi mạch điều khiển chính dàn nóng.

- Do hỏng mạch điều khiển chính dàn nóng.

F18

Điện áp nguồn quá cao hay quá thấp.

- Nguồn điện chập chờn, thiếu ổn định.

- Do hỏng mạch điều khiển chính dàn nóng.

- Do mạch mô đun dàn chính bị lỏng.

F21

Lỗi cảm biến nhiệt xả tuyết. (Chỉ ở máy lạnh hai chiều).

- Hỏng kết nối cảm biến nhiệt.

- Hỏng cảm biến nhiệt.

- Hỏng mạch điều khiển chính dàn nóng.

F25

Lỗi cảm biến nhiệt ngõ ra.

- Do hỏng cảm biến nhiệt.

Xem thêm:

Hư hỏng dàn lạnh

Có nhiều nguyên nhân khiến dàn lạnh của điều hòa AQUA gặp sự cố. Mỗi nguyên nhân sẽ được hãng quy định bởi 1 mã lỗi. Dưới đây là bảng mã lỗi điều hòa AQUA Inverter khi dàn lạnh bị hỏng:

Mã lỗi

Mô tả lỗi

Nguyên nhân

E1

Cảm biến nhiệt độ phòng bị lỗi.

- Do kết nối của cảm biến nhiệt bị lỏng.

- Do hỏng cảm biến nhiệt.

- Hoặc do hỏng mạch điều khiển dàn lạnh.

E2

Cảm biến bộ trao đổi nhiệt bị lỗi.

- Kết nối cảm biến nhiệt bị lỏng.

- Hỏng cảm biến nhiệt.

- Mạch điều khiển dàn lạnh bị hỏng.

E4

Lỗi mạch điều khiển.

- Hỏng mạch điều khiển dàn lạnh.

E14

Mô tơ quạt dàn lạnh bị lỗi.

- Cuộn dây mô tơ quạt bị đứt.

- Bảo vệ mô tơ quạt bị quá nóng.

- Đứt dây điện kết nối mô tơ quạt.

- Mạch điều khiển dàn lạnh bị hỏng.

Xem thêm: Máy lạnh không hiển thị nhiệt độ trên dàn lạnh sửa thế nào?

Bảng mã lỗi máy lạnh AQUA thường

Mã lỗi

Mô tả lỗi

Nguyên nhân

F1

Cảm biến nhiệt độ trong phòng bị lỗi.

- Cảm biến hở mạch hoặc ngắn mạch.

- Kết nối hỏng tại chỗ kết nối/hở mạch tại vị trí nếp gấp.

- Bảng kết nối hỏng.

F2

Cảm biến bộ trao đổi dàn lạnh bị lỗi.

- Hỏng máy nén.

- Hỏng mạch mô đun.

H1

Đang trong tình trạng xả tuyết (dành cho máy lạnh AQUA 2 chiều).

- Hiện tượng bình thường, “H1” sẽ không hiển thị sau khi quá trình xả tuyết kết thúc.

H6

Mô tơ dàn lạnh bị lỗi.

- Mô tơ quạt bị hỏng. Có thể do mô tơ quạt chạy quá chậm và để tránh kích hoạt chế độ tự bảo vệ mô tơ, máy lạnh AQUA sẽ dừng và hiển thị khóa.

- Tiếp điểm tại chỗ kết nối kém.

C5

Hộp box - OTP bị lỗi.

- Nắp chụp PCB bị hỏng.

- PCB bị hỏng.

Xem thêm: Cách sửa cục nóng điều hòa, máy lạnh đóng tuyết

Các mã lỗi điều hoà AQUA khác

Ngoài các mã lỗi ở trên, máy lạnh AQUA còn có thể gặp một số lỗi khác như:

Mã lỗi

Mô tả lỗi

Nguyên nhân

E5

Tiếp nhận tín hiệu truyền thông nối tiếp bị lỗi.

- Do hỏng mạch.

E6

Truyền tín hiệu truyền thông nối tiếp bị lỗi.

- Do hỏng mạch.

E7

Công suất đơn vị trong nhà quá thấp.

- Dàn lạnh quá bẩn, thiếu công suất.

E8

Đơn vị trong nhà thiết lập địa chỉ được nhân đôi.

- Do hỏng mạch.

E9

Thiết lập bộ điều khiển từ xa được nhân đôi.

- Do hỏng mạch.

E10

Truyền tín hiệu truyền thông nối tiếp bị lỗi.

- Do hỏng mạch.

E11

Đơn vị chính trùng lặp đồng thời tác động điều khiển đa.

- Do hỏng mạch.

- Điều khiển bị lỗi.

E15

Công suất đơn vị trong nhà quá cao

- Nhiệt độ máy lạnh tăng cao.

E16

Không có đơn vị kết nối trong nhà.

- Có vấn đề liên quan đến dây điện kết nối.

E17

Tiếp nhận tín hiệu truyền thông nối tiếp bị lỗi.

- Do hỏng mạch.

E18

Truyền thông thất bại với mô đun chính.

- Dây điện kết nối có vấn đề.

E20

Truyền tín hiệu truyền thông nối tiếp bị lỗi.

- Do hỏng mạch.

E31

Thiết lập nhóm dàn lạnh Máy lạnh AQUA báo lỗi.

- Do hỏng mạch.

F12

Điều hòa AQUA báo lỗi EEPROM trong nhà.

- Do hỏng mạch.

F28

Lỗi EEPROM ngoài trời.

- Do hỏng mạch.

F29

Lỗi EEPROM ngoài trời.

- Do hỏng mạch.

F31

Lỗi EEPROM ngoài trời.

- Do hỏng mạch.

P01

Chuyển đổi Float bị lỗi.

- Do hỏng mạch.

P03

Mở giai đoạn phát hiện, rắc rối điện AC.

- Dây điện kết nối có vấn đề.

P10

Nhiệt độ xả bị lỗi.

- Nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao.

P15

Van 4 chiều bị khóa.

- Van 4 chiều bị khóa.

P19

Tải làm mát cao.

- Máy lạnh tản nhiệt kém.

P20

Quạt ngoài trời có vấn đề.

- Hỏng quạt dàn nóng.

P22

Máy nén có vấn đề (HIC PCB).

- Block máy bị hỏng.

P26

Rắc rối từ máy nén (MDC).

- Block máy bị hỏng.

P29

Đồng thời tác rắc rối đa kiểm soát.

- Do hỏng mạch.

P31

Nén khí quá tải.

- Block máy bị hỏng. Van máy bị hỏng.

L01

Trong nhà/ngoài trời kiểu đơn vị không phù hợp.

- Do hỏng mạch.

L02

Đơn vị trùng lặp trong nhóm kiểm soát.

- Do hỏng mạch.

L03

Địa chỉ đơn vị ngoài trời bị sao chép.

- Do hỏng mạch.

L04

Nhóm dây kết nối cho các đơn vị độc lập trong nhà.

- Dây điện kết nối có vấn đề.

L07

Địa chỉ không thiết lập hoặc nhóm không được thiết lập.

- Do hỏng mạch.

L08

Công suất đơn vị trong nhà không được thiết lập.

- Hỏng mạch điều khiển dàn lạnh.

L09

Đơn vị công suất ngoài trời không thiết lập hoặc thiết lập.

- Do kết nối giữa mạch mô đun và mạch điều khiển chính bị lỏng.

- Hỏng mạch điều khiển chính dàn nóng.

L11

Lỗi cài đặt đơn vị trong nhà.

- Mạch điều khiển bị hỏng.

L13

Kết nối thất bại.

- Do hỏng mạch.

Xem thêm: Có nên che cục nóng điều hòa, máy lạnh không?

Một số mã lỗi khác thường gặp trên điều hoà AQUA

Dưới đây là các mã lỗi hay gặp khi sử dụng điều hòa của AQUA:

1. Máy không hoạt động

Nguyên nhân:

  • Đứt cầu chì
  • Không có nguồn điện
  • Công tắc/cầu dao điện bị ngắt

Cách khắc phục:

  • Thay cầu chì mới
  • Kiểm tra lại nguồn điện cấp cho thiết bị
  • Kiểm tra công tắc/cầu dao nguồn điện

2. Máy nén và quạt không hoạt động

Nguyên nhân:

  • Nguồn điện gặp phải sự cố
  • Các linh kiện như công tắc tơ, relay bị hỏng
  • Do tụt áp
  • Đấu nối dây điện trong hệ thống bị sai, nhầm lẫn
  • Cài đặt thiết bị điều nhiệt sai

Cách khắc phục: 

  • Thay mới cầu chì, kiểm tra xem có bị mất điện hay không
  • Thay thế các linh kiện bị hỏng
  • Liên hệ nhà cung cấp điện
  • Kiểm tra hệ thống dây điện
  • Cài đặt lại thiết bị điều nhiệt

Quạt hoạt động nhưng máy nén không hoạt động

Nguyên nhân:

  • Dây điện bị đấu nối sai hoặc các mối nối bị lỏng
  • Hỏng máy nén
  • Máy nén hoạt động sai
  • Nguồn điện cung cấp là nguồn điện 3 pha

Cách khắc phục:

  • Kiểm tra và đấu nối lại dây điện cho đúng
  • Thay thế máy nén mới
  • Sửa lỗi máy nén
  • Liên hệ với nhà cung cấp điện

Xem thêm: Vì sao điều hòa, máy lạnh không lạnh chỉ chạy quạt gió và cách khắc phục

4. Chu kỳ đóng/mở của máy nén quá ngắn (máy nén bật/tắt nhiều lần trong thời gian ngắn)

Nguyên nhân:

  • Gas lạnh quá nhiều hoặc quá ít
  • Máy nén gặp sự cố
  • Điện áp bị yếu
  • Mô tơ, tụ điện… bị hỏng
  • Hệ thống gas bị tắc

Cách khắc phục:

  • Kiểm tra và nạp gas
  • Thay máy nén mới
  • Liên hệ nhà cung cấp điện
  • Thay thế linh kiện bị hỏng
  • Thông tắc gas

Xem thêm: Hướng dẫn cách nạp gas điều hòa, máy lạnh chi tiết

5. Máy nén hoạt động liên tục

Nguyên nhân:

  • Bộ lọc khí bị bẩn
  • Công suất máy quá nhỏ, không đủ để làm lạnh
  • Bộ điều nhiệt cài đặt quá thấp
  • Máy nén bị bẩn hoặc bị kẹt

Cách khắc phục:

  • Vệ sinh và thay thế bộ lọc khí
  • Thay máy có công suất lớn hơn
  • Cài đặt lại bộ điều nhiệt
  • Kiểm tra xem gas có bị rò rỉ không và nạp thêm gas
  • Vệ sinh máy nén cho sạch

Xem thêm: Lưới lọc bụi máy lạnh, điều hòa là gì? Có những loại nào? Vệ sinh ra sao?

Cách khắc phục các mã lỗi điều hòa AQUA

Nếu máy lạnh AQUA của gia đình bạn gặp phải một trong các mã lỗi ở trên thì tốt nhất bạn nên liên hệ trung tâm bảo hành AQUA (nếu còn thời hạn bảo hành) hoặc tìm thợ sửa chữa điều hòa chuyên nghiệp để được trợ giúp.

Bạn không nên tự ý sửa chữa nếu không có đủ kiến thức chuyên môn nhé, bởi điều này có thể làm cho máy lạnh AQUA gặp các lỗi trầm trọng hơn.

Xem thêm: 12 Cách xài máy lạnh tiết kiệm điện nhất mà vẫn mát hiệu quả

Trên đây, META.vn đã chia sẻ tới bạn về bảng mã lỗi máy lạnh AQUA và cách test mã lỗi máy lạnh AQUA. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình sử dụng thiết bị này!

Đừng quên ghé META.vn thường xuyên để xem thêm nhiều kiến thức hữu ích về điều hòa, máy lạnh bạn nhé! Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau!

META.vn - Mua Hàng Chính Hãng Online, Giá Tốt!

Chia sẻ bài viết
Sắp xếp theo
Xóa Gửi bình luận