1. Trang chủ
25

Máy tạo Oxy, Máy thở Oxy

Sắp xếp theo:
Đang giảm giá

Máy tạo oxy là một thiết bị y tế chuyên dụng giúp hỗ trợ điều trị cho các bệnh nhân bị bệnh về đường hô hấp. Loại máy này hoạt động như thế nào? Có tác dụng ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.

Máy tạo oxy là gì?

Máy tạo oxy là một thiết bị y tế lấy trực tiếp không khí từ xung quanh, qua hệ thống lọc loại bỏ những chất độc hại, khí trơ, cho ra oxy tinh khiết có nồng độ từ 90% trở lên. Đây là loại chất cần thiết cho những bệnh nhân bị đột quỵ, nằm liệt giường, bị bệnh suy tim, suy phổi... Sử dụng máy tạo oxy thì người bệnh sẽ không cần dùng tới những biện pháp như bình oxy, bình thở oxy mini tại nhà nữa.

Nguyên lý hoạt động của máy tạo oxy

Cấu tạo của máy tạo oxy

Cấu tạo của máy gồm có: Thân máy (máy chính để tạo ra oxy), bình tạo ẩm (có tác dụng làm ẩm khí oxy vì khí oxy tạo ra thường khô), dây oxy (dây dẫn khí oxy vào mũi).

Thân máy thường bao gồm một máy nén, bộ lọc và các bảng mạch. Máy nén của thiết bị tạo oxy không nên nhầm lẫn với oxy nén hoặc bình oxy. Máy tạo oxy có lượng oxy được tạo ra thông qua bộ lọc không khí và nhả khí liên tục và thường xuyên; vì thế, nguồn cung cấp oxy sẽ không bao giờ cạn kiệt. Thay vì bơm lại không khí nén, máy tạo oxy chỉ cần được cắm vào nguồn điện là có thể hoạt động được ngay.

Máy tạo oxy hoạt động như thế nào?

Máy tạo oxy hoạt động bằng cách:

  1. Lấy không khí từ môi trường xung quanh.

  2. Nén khí trong khi cơ chế làm mát giữ cho máy không bị quá nóng.

  3. Loại bỏ nitơ từ không khí qua bộ lọc.

  4. Điều chỉnh cài đặt phân phối bằng giao diện điện tử.

  5. Cung cấp oxy tinh khiết qua ống thông mũi hoặc mặt nạ.

Lưu lượng khí của máy tạo oxy

Thông thường, các loại máy tạo oxy sẽ có lưu lượng khí dao động trong khoảng từ 1 - 5 lít/phút, tùy vào tình hình sức khỏe và nhu cầu sử dụng của bạn mà có thể chọn mua loại 1 lít, 3 lít hoặc 5 lít. 

Phân loại bình oxy, máy thở oxy, máy tạo oxy

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại máy thở oxy, bình oxy khác nhau khiến người mua khó phân biệt được. Vậy làm sao để chọn mua cho đúng với mục đích sử dụng?

  • Bình thở oxy mini tại nhà: Hay còn gọi là Portable Medical Oxygen Cylinders, thực chất là bình chứa oxy tinh khiết có dung tích nhỏ, thường sử dụng trong trường hợp khẩn cấp khi có nhu cầu thở oxy như: Bệnh nhân bị hen suyễn, suy tim, vận động viên, bà bầu...

  • Bình oxy y tế: Bình khí oxy y tế được sử dụng cho gia đình hoặc bệnh viện trọng tình trạng cấp cứu. Kích cỡ bình vừa phải, dễ dàng cho việc di chuyển, cũng rất tiện lợi khi đổi khí. Oxy sẽ được nén trong các loại bình 2 lít, 5 lít, 8 lít, 40 lít... ở áp suất quy định, các vỏ chứa oxy y tế phải được kiểm định độ an toàn 5 năm 1 lần, thời hạn kiểm định thường được in lên vỏ bình.

  • Máy tạo oxy cá nhân: Hay còn gọi là máy thở oxy Mini tại nhà. Đây là loại thở oxy có kích thước nhỏ gọn, thường được sử dụng cho gia đình có người hay gặp tình trạng thiếu Oxy ở mức nhẹ như: Mệt mỏi, phụ nữ có thai, người lao động trí óc căng thẳng. Các loại máy này hoạt động như một máy lọc không khí, thường có độ tinh khiết từ 90% trở lên, sử dụng trong liệu pháp Oxy tại nhà giúp đem lại sự thoải mái và an toàn cho bệnh nhân.

  • Máy tạo oxy y tế: Hay còn gọi là máy tạo oxy cho bệnh nhân, thường dùng cho bệnh viện để hỗ trợ điều trị cho người các bệnh liên quan đến đường hô hấp... Máy thường có chức năng xông khí dung, tác dụng trực tiếp lên chỗ co thắt hay chỗ viêm nhiễm ở đường hô hấp. Loại máy tạo oxy y tế chuyên dụng sẽ cho ra loại oxy có độ tinh khiết cao hơn, thường vào khoảng 93 - 96%. Ngoài ra, máy còn có khả năng tạo ion âm, lọc khí, cân bằng độ ẩm, tốt cho sức khỏe của người dùng.

Để an toàn và tiết kiệm nhất, trước khi mua, bạn nên tham khảo gợi ý của bác sĩ để chọn được loại máy phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình hoặc người thân.

Cách sử dụng máy thở oxy

Bước 1

Chọn vị trí thích hợp để đặt máy tạo oxy: Cách ít nhất từ 20 - 30cm so với tường, đồ nội thất, màn cửa. Không đặt thiết bị gần bất kỳ nguồn nhiệt nào.

Bước 2

Nếu máy không sử dụng bộ phận làm ẩm, kết nối ống thông mũi của máy đến đầu ra oxy.

Nếu máy sử dụng bộ phận làm ẩm:

  • Tháo cốc tạo ẩm.

  • Mở nắp cốc, đổ nước tinh khiết vào cốc theo vạch chỉ định của nhà sản xuất, đổ lượng vừa đủ, sau đó vặn lại nắp.

  • Gắn cốc lọc vào thân máy.

  • Cắm đường dây dẫn vào vị trí cổng giao trên cốc lọc.

  • Cắm nguồn điện và khởi động máy.

Bước 3

Nhấn công tắc nguồn, máy bắt đầu hoạt động. Bệnh nhân có thể bắt đầu thở ngay lập tức mặc dù thường mất 10 phút để đạt được đạt được oxy tinh thiết. Sử dụng lưu lượng oxy phù hợp theo chỉ định của bác sỹ.

Bước 4

Điều chỉnh lưu lượng dòng oxy theo yêu cầu bằng cách xoay núm điều chỉnh trên đầu ống thủy đo lưu lượng oxy. Mức oxy có thể chỉnh có thể từ 1 - 5 lít. Tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý khi sử dụng máy thở oxy

Lưu ý trước khi sử dụng: Máy tạo oxy là một thiết bị y tế, vì vậy, phải sử dụng đúng cách, không tự ý sử dụng và không lạm dụng máy. Thường trước khi sử dụng, người dùng sẽ được bác sĩ chuyên môn tư vấn hướng dẫn điều chỉnh lượng oxy phù hợp và khi nào cần sử dụng. Khi bệnh nhân cảm thấy mệt, cần oxy thì nên cho bệnh nhân thở, sau một khoảng thời gian, nếu sức khỏe bệnh nhân ổn định thì nên ngưng không cho dùng nữa, giúp người bệnh học hít thở oxy từ khí tự nhiên. Bạn nên yêu cầu người bán kiểm tra nồng độ oxy có đạt được 90 - 95% hay không, tránh trường hợp mua phải máy tạo oxy cũ được “độ” và bán lại cho người sử dụng.

Lưu ý khi sử dụng máy: 

  • Phải để nơi thông thoáng, cách tường từ 20 - 30 cm và đặc biệt tránh xa lửa, nguồn nhiệt. Không nên đặt máy quá xa người bệnh vì có thể gây ra bất tiện trong quá trình sử dụng.

  • Không sử dụng máy tạo oxy liên tục cho người bệnh.

  • Kiểm tra nồng độ oxy khi trong máu của người bệnh khi có các triệu chứng khó thở, thở dốc... bằng máy đo nồng độ oxy chuyên dụng. Nếu có bất cứ sự thay đổi bất thường nào, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay, không nên tự ý thay đổi liều lượng sử dụng khí oxy.

Máy tạo oxy giá bao nhiêu?

Có rất nhiều sản phẩm máy thở oxy của các thương hiệu khác nhau đang được bán trên thị trường như: iMediCare, Yuwell, Kaneko, Haier, Philips, Lucass-USA, Owgels… Tùy theo từng dung tích và công nghệ mà sẽ có những mức giá khác nhau nhưng có thể chia làm 2 loại:

  • Dòng máy tạo oxy thường: Giá dao động trong khoảng từ trên 5 triệu đồng đến dưới 10 triệu đồng.

  • Dòng máy tạo oxy cao cấp: Giá thường khá cao, khoảng trên 10 triệu đồng.

Địa chỉ mua máy tạo oxy

Để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị cũng như gây tổn thất về tài chính, bạn nên tìm mua sản phẩm tại những địa chỉ uy tín về vật tư y tế, ví dụ như META.vn.

META.vn là trang thương mại điện tử có hơn 10 năm kinh nghiệm trong cung ứng các sản phẩm vật tư y tế, chăm sóc sức khỏe… chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng về chất lượng sản phẩm và dịch vụ khách hàng. Truy cập ngay META.vn hoặc liên hệ hotline:

  • Tại Hà Nội: Số 56 Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy - ĐT: 024.35.68.69.69

  • Tại TP HCM: 716-718 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10 - ĐT: 028.38.33.66.66